Hôi Miệng Từ Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Sáu, 10 Tháng Giêng 2025

Bệnh hôi miệng từ dạ dày là tình trạng không ít người mắc phải. Đây là vấn đề lớn gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng xảy ra, chúng ta hãy tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây nha.

hoi-mieng-tu-da-day

Thế nào là hôi miệng từ dạ dày?

Hôi miệng từ dạ dày có thể hiểu là tình trạng hơi thở xuất hiện những mùi khó chịu, mùi hôi. Mùi hôi này xuất phát từ những bệnh lý về dạ dày. Ví dụ như bệnh hở van dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, … Từ đó, mùi thức ăn đang tiêu hóa trong dạ dày sẽ bốc lên khoang miệng theo đường không khí. Đây chính là nguyên nhân khiến cho miệng có mùi khó chịu.

Vấn đề hôi miệng từ dạ dày không phải tình trạng gây nguy hiểm trực tiếp cho người bệnh. Tuy nhiên, đây lại là nguồn cơn của nhiều rắc rối, phiền phức. Điển hình là gây nên sự “mất điểm” trong quá trình giao tiếp, làm việc. Thậm chí nếu không sớm được điều trị, đây có thể là nỗi tự ti khiến người bệnh bị ngại giao tiếp, ngày càng hướng nội. Về sức khỏe, hôi miệng do dạ dày sẽ tác động không tốt tới quá trình ăn uống. Người bệnh sẽ không cảm thấy ngon miệng, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày

Dưới đây là những nguyên nhân gây hôi miệng từ dạ dày phổ biến:

Hôi miệng do trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Khi bị trào ngược dạ dày, dịch vị bị đẩy lên thực quản, khiến niêm mạc thực quản tổn thương. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong môi trường axit, dẫn đến hôi miệng. Bạn có thể nhận biết hôi miệng từ dạ dày nếu thường xuyên bị ợ chua, ợ hơi.

Hôi miệng do loét dạ dày do vi khuẩn HP

Chứng hôi miệng trong trường hợp loét dạ dày thường được kết luận do các vi khuẩn Helicobacter Pylori (Vi khuẩn HP) gây ra. Vi khuẩn HP thường tồn tại bên dưới lớp niêm mạc dạ dày và gây ra các vết loét dạ dày. Khi đó, dạ dày bị viêm do khuẩn HP sẽ tạo ra khí dimetin sunfua, sunfua và metin mecaptan gây ra mùi hôi khó chịu.

Hôi miệng do hở van dạ dày

Van dạ dày ở người bình thường luôn trong trạng thái đóng chặt và chỉ mở ra khi ăn uống. Tuy nhiên, khi bệnh nhân mắc bệnh lý hở van dạ dày, van này sẽ luôn mở ra khiến dịch vị, mùi thức ăn bị trào ngược lên thực quản, cuống họng gây ra tình trạng hôi miệng.

Hôi miệng chế độ ăn uống không lành mạnh

Hôi miệng từ dạ dày có thể xuất phát từ chế độ ăn uống không lành mạnh của bạn. Khi bạn ăn những thức ăn gây hôi miệng, có tính axit, cay nóng, nhiều dầu mỡ hoặc chứa nhiều đường dẫn đến kích thích dạ dày. Từ đó, gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản hoặc vấn đề tiêu hóa khác dẫn đến hôi miệng.

hoi-mieng-tu-da-day-1

Dấu hiệu nhận biết hôi miệng từ dạ dày

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết hôi miệng từ dạ dày: 

  • Xuất hiện mùi hôi miệng sau khi đánh răng: Khi bạn ngủ dậy thấy có mùi khó chịu, xuất hiện thường xuyên, liên tục và không hết sau khi đã vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.

  • Lưỡi xuất hiện nhiều cặn trắng: Lưỡi trắng là dấu hiệu giúp bạn dễ nhận biết chứng hôi miệng dạ dày nhất. Khi bạn bị trào ngược dạ dày, axit dịch vị sẽ trào ngược lên thực quản, gây kích ứng niêm mạc miệng, khiến lưỡi xuất hiện nhiều cặn trắng.

  • Vấn đề về dạ dày: Nếu bạn gặp các vấn đề bệnh lý về dạ dày và xuất hiện các tình trạng ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày, nôn ói,... thì có thể đây là dấu hiệu bạn đang mắc chứng hôi miệng từ dạ dày.

Cách trị hôi miệng từ dạ dày

Tình trạng hơi thở có mùi ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, việc tìm ra nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm là điều vô cùng quan trọng và nên thực hiện càng sớm càng tốt.

Chữa hôi miệng từ dạ dày bằng thuốc

Đối với các trường hợp trào ngược dạ dày, hở van dạ dày, viêm loét dạ dày. Bệnh nhân nên thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời. Tùy vào tình trạng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

hoi-mieng-tu-da-day-2

Dưới đây là một số loại thuốc trị hôi miệng từ dạ dày thường được sử dụng:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Thuốc ức chế bơm proton giúp ức chế lượng thụ thể tạo axit trong niêm mạc dạ dày từ đó làm giảm nồng độ acid dạ dày. Chẳng hạn như Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng 1 viên trước khi ăn 30 phút, sử dụng hàng ngày trong khoảng 4 – 8 tuần để trị dứt điểm tình trạng hôi miệng từ dạ dày.
  • Thuốc Histamin H2: Thuốc kháng sinh Histamin H2 gồm: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine, Nizatidine. Thuốc có tác dụng làm giảm quá trình tiết axit và giảm dịch vị dạ dày thông qua hoạt động ức chế Histamin tại thụ thể H2 ở viền dạ dày.
  • Thuốc trung hòa acid dịch vị: Có 2 loại là thuốc hấp thụ được: Natri bicarbonate, Canxi cacbonat,…và thuốc không hấp thụ được: nhôm, Magie hydroxit,…Thuốc có tác dụng kháng acid dạ dày, nên uống trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn ít nhất 1 giờ. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà số lần sử dụng sẽ khác nhau.
  • Prostaglandins: Thuốc có tác dụng giảm hình thành AMP vòng, tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày thông qua việc ức chế bài tiết acid.
  • Sucralfate: Đây là một dạng phức hợp sucrose – nhôm, đóng vai trò là một lớp bảo vệ vùng dạ dày bị viêm khỏi acid, pepsin và muối mật.

Lưu ý: không nên tự ý kê đơn và sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Chữa hôi miệng từ dạ dày tại nhà bằng thảo dược

Trường hợp hôi miệng do dạ dày nhẹ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp dân gian để cải thiện tình trạng hôi miệng.

  • Lá bạc hà: Bạc hà chứa nhiều tinh dầu thơm có khả năng chữa hơi thở mùi hôi cực tốt. Không cần đun nấu mất thời gian, bạn chỉ cần nhai vài lá bạc hà tươi rồi súc miệng.
  • Chanh tươi: Vitamin C trong quả chanh tươi có khả năng diệt khuẩn và giảm mùi hôi hiệu quả. Bạn có thể sử dụng nước chanh pha loãng để vệ sinh răng miệng hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải súc miệng lại với nước sạch vì tính axit trong chanh sẽ phá hủy men răng dần dần nếu để lâu.
  • Gừng tươi: Không chỉ là gia vị quen thuộc tạo nên những món ăn thơm ngon, gừng còn là nguyên liệu hỗ trợ trị hôi miệng từ dạ dày cực tốt. Nhờ mùi thơm và các chất trong củ gừng sẽ giúp làm sạch, kháng khuẩn hiệu quả. Sử dụng nước gừng tươi để súc miệng hàng ngày sẽ giúp bạn có hơi thở thơm tho cả ngày.

hoi-mieng-tu-da-day-3

Cách ngăn ngừa hôi miệng từ dạ dày

Duy trì trạng thái tinh thần tốt

Có thể bạn chưa biết cảm xúc cũng khả năng ảnh hưởng đến dạ dày, vì vậy bạn cần duy trì trạng thái tinh thần tốt và tâm trạng ổn định để tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Cảm xúc xấu sẽ gây ứ đọng khí trong gan và cơ thể, dạ dày hoạt động không hiệu quả dẫn đến bệnh về đường tiêu hóa.

Vận động nhẹ nhàng

Tập thể dục và ăn uống lành mạnh sẽ thúc đẩy chức năng tiêu hóa vận hành đúng cách.Vận động nhẹ nhàng hoặc đi bộ là cách để nhu động ruột sẽ hoạt động hơn, giúp hạn chứng khó tiêu.

Chế độ ăn uống chọn lọc

Bạn nên ăn uống đúng cách và hạn chế một số món ăn nhất định như đồ sống, đồ lạnh, đồ cay nóng để tránh gây tổn hại sức khỏe dạ dày, đồng thời cũng có chức năng bảo vệ dạ dày. Tránh rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác... vì các loại thực phẩm này có thể khiến tình trạng trào ngược dạ dày trở nên trầm trọng hơn.

Hy vọng, những thông tin hữu ích trên đây có thể giúp bạn khắc phục tình trạng hôi miệng từ dạ dày để tự tin hơn trong giao tiếp.

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền