Gãy Xương Hàm Có Nguy Hiểm Không【BS.Giải Đáp】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Hai, 16 Tháng Mười Hai 2024

Gãy xương hàm là tình trạng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Việc nhận biết sớm triệu chứng và can thiệp kịp thời rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu gãy xương hàm có nguy hiểm không, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị.

gay-xuong-ham-co-nguy-hiem-khong

Gãy xương hàm là gì?

Gãy xương hàm xảy ra khi xương hàm bị nứt hoặc gãy hoàn toàn do tác động mạnh như tai nạn giao thông, va đập, ngã hoặc chấn thương trong thể thao. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả hai hàm trên và hàm dưới.

Triệu chứng của gãy xương hàm

Thông thường, khi bị gãy xương hàm bạn thường sẽ có những triệu chứng sau:

  • Đau nhức dữ dội ở vùng hàm, nhất là khi nhai hoặc há miệng.

  • Sưng, bầm tím ở vùng xung quanh xương hàm.

  • Khó nhai, nói chuyện hoặc di chuyển quai hàm.

  • Răng bị lệch vị, lung lay hoặc mất răng.

  • Biến dạng khuôn mặt hoặc mất cân đối khuôn hàm.

gay-xuong-ham-co-nguy-hiem-khong-1

Gãy xương hàm có nguy hiểm không?

Gãy xương hàm có thể nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Một số rủi ro có thể gặp phải khi bị gãy xương hàm bao gồm:

  • Chảy máu nhiều: Xương hàm nằm gần các mạch máu quan trọng, vì vậy khi gãy, có thể gây chảy máu ồ ạt, đe dọa đến tính mạng nếu không được cầm máu nhanh chóng.
  • Tổn thương các cơ quan xung quanh: Xương hàm gãy có thể tác động đến các bộ phận khác như răng, nướu, cơ miệng, mắt, mũi và thậm chí là não nếu vết gãy nghiêm trọng.
  • Tổn thương dây thần kinh: Xương hàm bị gãy có thể gây tổn thương các dây thần kinh xung quanh, có thể dẫn đến tình trạng tê liệt vùng da dưới mắt và dẫn đến chứng song thị - là tình trạng người bệnh nhìn một vật thành hai.
  • Mất khả năng nhai và nói: Gãy xương hàm có thể làm mất khả năng nhai, ăn uống và phát âm bình thường, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống.
  • Nhiễm trùng: Nếu vết gãy không được xử lý đúng cách, có thể dẫn đến nhiễm trùng, làm tổn thương mô mềm và có nguy cơ lan rộng vào các bộ phận khác của cơ thể, khiến thời gian điều trị kéo dài.

Gãy xương hàm mặt bao lâu thì khỏi?

Thời gian phục hồi của chấn thương gãy xương hàm phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ cũng như tình trạng sức khỏe, thể trạng của người bệnh. Về nguyên tắc, sau 4 tháng xương gãy sẽ bắt đầu liền và 6 tháng thì sẽ lành. Những trường hợp nhẹ thời gian lành có thể nhanh hơn. Để thúc đẩy quá trình này, bạn cần tuân thủ theo đúng những lời khuyên của bác sĩ cũng như duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý và dinh dưỡng khoa học để xương nhanh liền như:

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học: Đây là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên giúp cơ thể nhanh phục hồi hơn. Theo đó bạn có thể lựa chọn những thực phẩm cung cấp nhiều canxi, protein cùng các loại vitamin, khoáng chất sẽ khiến cho người bệnh hồi phục nhanh hơn.
  • Luôn giữ một tinh thần thoải mái, tâm trạng vui vẻ, lạc quan: Đây cũng là yếu tố rất quan trọng giúp xương mau lành, cơ thể nhanh chóng hồi phục, khỏe mạnh trở lại. Rất nhiều những nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân có thái độ tích cực và có niềm tin lớn sẽ có thời gian hồi phục ngắn hơn so với những bệnh nhân bình thường hoặc là những bệnh nhân có thái độ tiêu cực với bệnh tật.
  • Luyện tập các bài tập vật lý trị liệu: Vận động phù hợp với tình trạng của cơ thể có thể giúp quá trình hồi phục nhanh hơn. 

gay-xuong-ham-co-nguy-hiem-khong-2

Chế độ dinh dưỡng giúp hồi phục gãy xương hàm nhanh hơn

Cách điều trị gãy xương hàm mặt

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số biện pháp sau đây để điều trị gãy xương hàm:

Điều trị chỉnh hình

Chỉnh hình trong miệng là một kỹ thuật đã có từ rất lâu và được áp dụng phổ biến trong hầu hết các trường hợp chấn thương xương hàm. Phương pháp này cho hiệu quả cao khi bị gãy xương hàm ở vùng có răng và bị lệch không quá nhiều.

Nắn chỉnh xương gãy

Bác sĩ sẽ cố định xương gãy và tiến hành nắn chỉnh bằng tay hoặc lực kết. Tùy thuộc vào mức độ chấn thương xương mà bác sĩ có thể kết hợp cố định trong miệng bằng dây thép, nẹp, máng,… hay từ ngoài miệng bằng các khí cụ tựa vào sọ hoặc băng cầm đầu.

Điều trị phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt như: bệnh nhân có nhiều răng lung lay, bệnh nhân mất nhiều răng, bệnh nhân là trẻ em chưa thay răng sữa. Phương pháp chỉnh hình sẽ không đem lại hiệu quả trong trường hợp xương hàm bị lệch nhiều, không tồn tại sự tiếp xúc giữa 2 đầu gãy.

Lúc này, người bệnh cần phải điều trị phẫu thuật cố định xương hàm. Bao gồm 2 phương pháp chính:

  • Phẫu thuật cố định xương hàm bằng chỉ thép: Phương pháp này được áp dụng từ những năm 1847. Để điều trị các chấn thương xương hàm, bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật khâu kết hợp xương bằng chỉ thép.
  • Phẫu thuật cố định xương hàm bằng nẹp vít: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sáng tạo ra nhiều loại nẹp vít với các tác động khác nhau như loại vít tạo sức ép đầu gãy, loại vít tạo sức ép dọc trục, loại vít tạo sức ép lệch trục, loại vít xuyên ép, nẹp vít nhỏ(còn gọi là mini plate, gồm 2 loại: tạo sức ép đầu gãy và không tạo sức ép đầu gãy)

Cách phòng ngừa tình trạng gãy xương hàm hiệu quả

Bạn có thể phòng ngừa tình trạng gãy xương hàm bằng cách tránh các chấn thương, cụ thể như sau:

  • Luôn thắt dây an toàn khi đi ô tô.
  • Đội nón bảo hiểm và sử dụng mặt nạ bảo vệ khi chơi những môn thể thao va chạm giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa gãy xương hàm.
  • Bổ sung thêm những loại viên uống canxi, vitamin D để tăng sức khỏe xương. 

Trên đây chính là những giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: Gãy xương hàm có nguy hiểm không? Chúng có thể kèm theo những chấn thương nghiêm trọng khác vùng sọ não gây ra nguy hiểm đến tính mạng và để lại di chứng biến dạng khuôn mặt nặng nề.

 

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền