Đau Răng Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì【BS.Tư Vấn】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Hai, 13 Tháng Giêng 2025

Khi đau răng, chúng ta thường khó ăn uống, giảm hứng thú với đồ ăn. Nếu để tình trạng này kéo dài, bạn có thể bị sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bị đau răng nên ăn gì để cho nhanh khỏi và hết bị đau. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ thông tin về việc bị đau răng thì nên ăn gì và kiêng ăn gì để giúp bạn nhanh khỏi đau răng.

dau-rang-nen-an-gi

Nguyên nhân gây đau răng

Đau răng là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý nha khoa, trong đó những nguyên gây đau răng phổ biến nhất bao gồm:

Bệnh sâu răng

Sâu răng là bệnh lý hình thành khi tinh bột và đường từ thức ăn không được làm sạch, tạo thành mảng bám trên bề mặt răng, dần dần sẽ ăn mòn men răng, hình thành các lỗ sâu. Sâu răng làm cho răng nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt và đau nhức, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ thấp hoặc cao.

Viêm tủy răng

Bên trong tủy răng có chứa nhiều dây thần kinh nên rất nhạy cảm. Các mô tủy sẽ bị viêm nhiễm nếu bệnh lý sâu răng diễn ra trong thời gian dài mà không được chữa trị, điều này làm người mắc bệnh cực kì đau nhức. Cảm giác đau nhẹ hay nặng còn tùy vào mức độ viêm nhiễm.

Áp xe răng

Áp xe răng là một biến chứng của tình trạng nhiễm trùng răng miệng, cá vi khuẩn trong mảng bám, vôi răng gây ra mủ tại nướu hoặc chân răng. Áp xe răng còn có thể xảy đến khi răng bị sứt mẻ, gãy vỡ, làm lộ tủy răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Khi mủ hình thành nhiều, chúng sẽ gây áp lực lớn các dây thần kinh, từ đó tạo ra các cơn đau nhức dữ dội.

Nứt răng, chấn thương răng

Răng của bạn có thể yếu dần đi theo thời gian do tác động thường xuyên của lực nhai cắn. Lực nhai cắn quá mạnh do ăn thức ăn cứng, nhai đồ vật có thể làm xuất hiện vết nứt trên răng.

Các biểu hiện khi răng bị nứt gồm có đau nhức mỗi lần ăn nhai, răng nhạy hơn khi tiếp xúc với đồ ăn lạnh, nóng hoặc quá chua, quá ngọt.

Mọc răng khôn

Răng khôn mọc lên sau cùng khi các răng khác đã lấp đầy cung hàm nên rất dễ mọc lệch và đâm vào nướu, đâm vào chân răng số 7 gây ra tình trạng sưng đau.

Các bệnh về nướu răng

Viêm nướu hay viêm nha chu là bệnh lý xảy ra do nhiễm trùng nướu quanh răng. Nếu không được chữa trị kịp thời, viêm nhau chu có thể dẫn đến biến chứng mất xương, hỏng nướu, làm nướu tách khỏi chân răng. Hàm răng của người mắc bệnh lý này rất nhạy cảm, thường xuyên đau nhức và dễ bị lung lay, gãy rụng khi có lực tác động.

Đau răng nên ăn gì?

Đau răng nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, nếu đang bị cơn đau răng làm khó chịu, bạn hãy sử dụng các loại thực phẩm dưới đây.

Thực phẩm mềm, lỏng

Răng bị đau sẽ trở nên rất nhạy cảm. Do đó, bạn nên ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo, súp,…. Để hạn chế tác động lực nhai lên răng, tình trạng đau nhức răng sẽ được cải thiện đáng kể.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nhóm thực phẩm bạn nên bổ sung khi bị đau răng. Những thực phẩm này không chỉ dễ nhai nuốt, giúp răng không phải hoạt động nhiều, hạn chế đau nhức cho răng mà còn cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Bạn cũng có thể chọn một số loại sữa làm từ các loại hạt theo sở thích của mình.

dau-rang-nen-an-gi-1

Các loại trái cây mềm

Các loại trái cây mềm như đu đủ, bơ, dưa hấu, nho,… cũng rất tốt cho người bị đau răng. Trái cây sẽ giúp cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể, đồng thời cải thiện được tình trạng chán ăn, mệt mỏi.

Bên cạnh đó, nước bọt trong khoang miệng sẽ được tiết ra nhiều hơn khi nghiền nát trái cây, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng và ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại.

Cá ngừ, cá hồi

Đau răng nên ăn gì thì không thể bỏ qua cá ngừ và cá hồi. Đây là 2 thực phẩm rất giàu canxi, giúp răng cứng chắc, khắc phục đau nhức răng hiệu quả. Bên cạnh đó, cá ngừ và cá hồi còn chứa rất nhiều Omega 3 – dưỡng chất rất tốt cho não bộ, thị lực và tim mạch.

Mật ong

Trong mật ong chứa nhiều chất có khả năng chống viêm, kháng khuẩn tốt, nhờ đó giúp giảm đau nhức răng hiệu quả. Ngoài ra, mật ong còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin A, vitamin B, vitamin C, vitamin E, canxi, sắt, magie,…

Những chất này có công dụng ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám trên răng, từ đó cải thiện màu sắc của răng và giúp răng chắc khỏe, loại bỏ được một số bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Đau răng nên kiêng ăn gì?

Những thực phẩm dưới đây được khuyến cáo không nên sử dụng khi bị đau răng vì nó có thể gây kích thích răng, răng nhạy cảm và dễ đau buốt hơn.

Kiêng các loại đồ ăn nhiều đường, tinh bột

Thực phẩm nhiều đường và tinh bột sẽ tạo điều kiện cho mảng bám hình thành trên răng lợi. Nếu không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng thì vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh. Tấn công vào vùng răng lợi bị đau nhức và khiến tình trạng này càng trở nặng hơn.

Cần tránh các thực phẩm, trái cây có tính axit

Đau răng không nên ăn gì thì bạn cần tránh xa các loại thực phẩm có tính axit như họ cam, quýt, cà chua, chanh,… Mặc dù chúng có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể nhưng không thích hợp với người bị đau răng.

Chất axit trong các loại thực phẩm có thể khiến răng bị tổn thương nhiều hơn, gây mòn men răng. Nếu có sử dụng thì bạn cần súc miệng lại với nước lọc để hạn chế tối đa sự tác động đến các răng nướu.

Không nên ăn các đồ nóng, lạnh, cay

Những đồ ăn nóng, cay rất dễ kích thích vết thương ở nướu lợi. Do đó trong các trường hợp đau nhức răng có liên quan đến việc lợi bị tổn thương thì cần tránh tuyệt đối.

Bạn cũng không nên ăn đồ lạnh như kem, đá vì sẽ làm tăng sự nhạy cảm của răng. Như vậy, đồ ăn nóng, lạnh và cay đều sẽ được liệt kê vào danh sách “đau răng không nên ăn gì?”.

dau-rang-kieng-an-gi

Không uống nước có gas khi bị đau răng

Trong nước có ga có chứa cả đường và axit, đây chính là thành phần gây ảnh hưởng rất lớn đến các dây thần kinh ở răng và dẫn đến hiện tượng đau nhức răng.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng thường xuyên loại nước này còn khô miệng, giảm tiết nước bọt. Răng cũng dễ bị nhiễm màu thực phẩm gây mất thẩm mỹ khuôn mặt.

Thịt gà cần kiêng khi bị đau răng

Đau răng có ăn được thịt gà không là chủ đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi có ý kiến cho rằng thịt gà sẽ khiến tình trạng đau răng và sưng tấy trở nên nghiêm trọng hơn.

Lý do được đưa ra ở đây không giống với ý kiến ở trên mà là do thịt gà có cấu trúc sợi nên khi ăn rất dễ dính vào răng. Trường hợp thịt gà mắc vào răng sẽ gây đau răng nghiêm trọng hơn trước.

Cách chăm sóc răng miệng khi đau răng đúng chuẩn

Đau răng nên ăn gì hay không nên ăn gì đến đây bạn đã biết. Lựa chọn thực phẩm phù hợp là một cách giảm đau răng hiệu quả. Tuy nhiên, ngoài chế độ ăn uống, bạn còn cần biết cách chăm sóc răng miệng đúng chuẩn. Theo các nha sĩ, khi đau răng bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Khi răng bị đau, ngoài lười ăn uống chúng ta còn lười vệ sinh răng miệng. Chính điều này khiến các vấn đề về răng thêm trầm trọng và tình trạng đau răng không thuyên giảm. Theo các nha sĩ, khi đau răng bạn càng cần phải tăng cường vệ sinh răng miệng. Ngoài đánh răng bằng bàn chải 2 lần mỗi ngày, bạn nên dùng chỉ nha khoa, tăm nước sau mỗi bữa ăn để làm sạch kẽ răng hiệu quả.
  • Bạn cần súc miệng nhiều lần trong ngày bằng nước muối, nước súc miệng sát trùng hoặc các loại nước pha tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn (tinh dầu cỏ xạ hương, tinh dầu tỏi, tinh dầu đinh hương, tinh dầu bạc hà,…).
  • Khi răng đau quá mức làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, ngủ nghỉ, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc giảm đau phù hợp.
  • Tình trạng đau răng sẽ không thể chấm dứt chỉ bằng chế độ ăn uống hay vệ sinh răng miệng nếu nó xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý. Vì vậy, nếu đau răng kéo dài hơn 1 tuần không giảm, bạn cần đến gặp ngay nha sĩ để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân.

Trên đây là những gợi ý của nha sĩ về việc đau răng nên ăn gì và nên kiêng gì. Bài viết cũng cho bạn biết cách chăm sóc răng đúng khi răng đang bị đau. Đau răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể chấm dứt cảm giác khó chịu này nhanh chóng và triệt để nhất, đừng quên sớm đến gặp bác sĩ nha khoa của bạn.

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền