Đau Nhức Răng Vào Ban Đêm Phải Làm Sao【Tìm Hiểu】
Tình trạng đau nhức răng vào ban đêm thường rất dễ xảy ra khi bạn không vệ sinh răng miệng đúng cách, dẫn tới các bệnh lý về răng miệng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các cách giảm đau hiệu quả tại nhà để cải thiện giấc ngủ.
Đau răng là gì?
Đau răng là tình trạng đau nhức xuất hiện ở trong và xung quanh răng. Những cơn đau răng có nhiều biểu hiện khác nhau như đau thành từng cơn nhẹ, cảm giác nhói đau thoáng qua hay cơn đau kéo dài trong nhiều ngày. Mức độ đau răng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, trong đó gây khó chịu nhất là đau răng vào ban đêm.
Nguyên Nhân Gây Đau Nhức Răng Vào Ban Đêm
Đau nhức răng ban đêm thường xảy ra do:
- Sâu răng: Vi khuẩn phá hủy men răng, gây viêm tủy và đau nhức.
- Viêm nướu, viêm nha chu: Tình trạng sưng tấy, chảy máu nướu làm tăng áp lực lên răng, gây đau.
- Răng khôn mọc lệch: Gây chèn ép và đau nhức, đặc biệt là vào ban đêm khi cơ thể ít hoạt động.
- Nghiến răng khi ngủ: Tạo áp lực lên men răng và khớp hàm, làm răng bị đau.
- Áp xe răng: Nhiễm trùng chân răng gây sưng và đau nhói.
- Viêm xoang: khiến các mô lót trong xoang bị sưng tấy, gây đau nhức, đặc biệt là ở khu vực trán và hai bên má. Cơn đau này có thể lan đến răng, khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhất là khi nằm xuống vào ban đêm.
Tại sao nhức răng vào ban đêm thường đau hơn?
Thông thường, những bệnh lý về răng sẽ làm cho bạn đau nhức và khó chịu hơn vào ban đêm vì khi đi ngủ tư thế nằm của bạn chưa phù hợp và khiến máu dồn hết vào vị trí đầu, tạo một áp lực lên răng và làm cho tình trạng đau nhức trở nên nghiêm trọng hơn. Khi lượng máu không có sự phân tán mà tập trung một chỗ sẽ dễ gây ra hiện tượng đau nhức khó chịu.
Mặt khác, vào ban đêm, người bệnh sẽ không bị phân tâm bởi những tác động bên ngoài và chỉ tập trung vào việc đi ngủ nên sẽ cảm nhận rõ ràng hơn về cơn đau răng. Điều này làm cho cơn đau không thuyên giảm mà trở nên đau đớn hơn.
Cách giảm đau nhức răng vào ban đêm
Có khá nhiều cách giảm đau răng vào ban đêm để mọi người có thể cải thiện giấc ngủ đến sáng mai. Tuy nhiên, những biện pháp có thể chỉ làm giảm đau tạm thời để bạn ngủ tốt hơn, còn không thể điều trị dứt điểm. Do đó, để xua đi tình trạng đau nhức khó chịu này nên đến nha khoa/bệnh viện gặp bác sĩ thăm khám để điều trị triệt để.
Sử dụng thuốc giảm đau răng
Có thể dùng thuốc giảm đau để làm dịu cơn đau và cảm thấy dễ chịu hơn. Một số thuốc có tác dụng giảm đau như Ibuprofen, Paracetamol hoặc Aspirin. Tuy nhiên, khi mua thuốc nên hỏi ý kiến dược sĩ/bác sĩ để sử dụng phù hợp và an toàn nhất. Ngoài thuốc, có thể sử dụng miếng dán giảm đau hay gel gây tê để giảm tình trạng đau nhức.
Giữ đầu ở vị trí cao
Nếu như khi nằm xuống ngủ mà cơn đau răng ập đến thì hãy nhớ đến lời khuyên của các chuyên gia là kê gối đầu cao hơn thân thể. Phương pháp này làm giảm áp lực, hạn chế lưu lượng máu đổ về khu vực khoang miệng, răng. Từ đó, giảm được cảm giác đau nhức răng.
Không ăn thực phẩm lạnh, cứng trước khi ngủ
Những thực phẩm lạnh, cứng, giàu acid nằm trong danh sách hạn chế ăn trước khi ngủ. Bởi những thực phẩm này khiến cho tình trạng răng miệng càng trở nên tồi tệ hơn, nếu như bị sâu răng thì càng bị ảnh hưởng và gây đau nhức nhiều hơn.
Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng là cách giảm đau hiệu quả cũng như cải thiện sức khỏe răng miệng. Đánh răng trước khi ngủ kết hợp với dùng chỉ nha khoa dọn sạch thức ăn thừa mắc ở kẽ răng. Và duy trì súc nước muối mỗi ngày, nhất là trước khi ngủ để diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng, cũng ngăn ngừa đau răng hiệu quả.
Chườm đá lạnh
Đây cũng là cách làm nhanh chóng và hiệu quả trong giảm đau răng vào ban đêm. Dùng vài viên đá bọc trong khăn sau đó áp lên vùng má bị đau răng để giảm đau.
Phòng ngừa đau nhức răng vào ban đêm
Những phương pháp điều trị tốt sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức răng hiệu quả, nhưng chìa khóa để sở hữu sức khỏe răng miệng tốt là phòng ngừa trước khi vấn đề phát sinh.
Do đó, để ngăn ngừa sâu răng, các bệnh về nướu hoặc răng nhạy cảm, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ và sử dụng kem đánh răng có chứa Flour. Thực hiện đánh răng đều đặn từ 2 – 3 lần/1 ngày.
- Kết hợp đánh răng, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại sạch mảng bám còn kẹt lại ở kẽ răng.
- Thay bàn chải thường xuyên từ 3 tháng/1 lần. Khi bàn chải có dấu hiệu sờn lông, bạc màu, cần thay ngay lập tức.
- Không sử dụng các loại chất kích thích hoặc uống nước có gas, hút thuốc lá.
- Hạn chế những thực phẩm nhiều phẩm màu và các đồ ăn quá cứng, dai để không tác động xác lên răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh như những thực phẩm giàu protein, canxi, khoáng chất như thịt cá, sữa, hải sản, trái cây, rau củ,…
Bài viết mang đến cho bạn thông tin về tình trạng đau nhức răng vào ban đêm phải làm sao? Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân cũng như một số giảm đau răng vào ban đêm. Tùy vào tình trạng của từng người mà áp dụng phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, bạn vẫn nên nhanh chóng đến nha khoa để điều trị dứt điểm tình trạng nhé.