Đắng Miệng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Sáu, 14 Tháng Ba 2025

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng bị đắng miệng mà không rõ nguyên nhân? Hãy cùng tìm hiểu đắng miệng là bệnh gì, nguyên nhân tại sao miệng đắng và giải pháp cho tình trạng này nhé!

dang-mieng-la-benh-gi

Đắng miệng là gì?

Đắng miệng là tình trạng xuất hiện vị đắng trong miệng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng miệng đắng như vệ sinh răng miệng kém, mang thai hay khô miệng nhưng cũng có thể xuất phát từ những loại thức ăn được nạp vào cơ thể.

Các triệu chứng đắng miệng

Người bị đắng miệng thường xuất hiện một trong những dấu hiệu sau:

  • Có vị đắng trong miệng.
  • Miệng có mùi kim loại.
  • Miệng có mùi hôi.
  • Khô miệng, có cảm giác mệt mỏi.

Tình trạng miệng đắng có thể dẫn tới tình trạng khó nếm những vị khác trong quá trình ăn uống. Đôi khi vị đắng còn xuất hiện kể cả sau khi đánh răng xong.

dang-mieng-la-benh-gi-1

Các nguyên nhân gây đắng miệng

Miệng bị đắng có thể đến từ những nguyên nhân sau đây:

Khô miệng

Đây là tình trạng miệng không sản xuất đủ nước bọt. Nước bọt có chức năng làm giảm lượng vi khuẩn trong miệng, vì vậy, khi lượng nước bọt ít đi có thể khiến vi khuẩn sinh sôi phát triển nhiều hơn.

Chế độ chăm sóc răng miệng kém

Quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể gây ra vị đắng trong miệng, tăng cao nguy cơ sâu răng, viêm nướu răng, nhiễm trùng hoặc viêm nướu.

 Mang thai

Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ có thể gặp phải tình trạng đắng miệng hoặc có vị kim loại trong miệng. Nguyên nhân chính là do hormone trong cơ thể có sự biến đổi, ảnh hưởng đến các giác quan, tạo cảm giác thèm ăn hoặc khó chịu với một số thực phẩm có mùi. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh.

 Bị đắng miệng khi vào giai đoạn mãn kinh

Phụ nữ khi bước vào giai đoạn mãn kinh có thể gặp phải tình trạng bị đắng miệng. Điều này là do sự suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể suy giảm dẫn đến các vấn đề như hội chứng bỏng rát miệng hay khô miệng kéo dài.

 Nấm miệng

Nhiễm trùng nấm men trong miệng thường hình thành các vết, đốm trắng trên lưỡi, miệng hoặc cổ họng và gây ra vị đắng, khó chịu cho đến khi được điều trị hoàn toàn tình trạng nhiễm trùng.

Căng thẳng

Căng thẳng và lo lắng cao có thể kích thích phản ứng trong cơ thể và làm thay đổi cảm giác vị giác. Ngoài ra, lo lắng thường xuyên có thể gây khô miệng và là yếu tố dẫn đến vị đắng.

dang-mieng-la-benh-gi-2

Tổn thương dây thần kinh

Cũng giống với các giác quan khác trong cơ thể, vị giác được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não. Việc dây thần kinh bị tổn thương có thể gây ra thay đổi vị giác, gây nên tình trạng rối loạn vị giác hoặc đắng miệng.

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể tạo ra vị đắng sau khi sử dụng như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim, thuốc lithium,…

Đắng miệng là bệnh gì?

Đắng miệng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý khác nhau như:

Suy giảm chức năng gan

Chức năng gan bị suy giảm có thể dẫn đến quá trình sản xuất mật không đủ hoặc không cân tới, từ đó gây ra cảm giác đắng.

Rối loạn tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, viêm loét dạ dày, dạ dày hoạt động không bình thường cũng có thể gây ra cảm giác miệng chát đắng.

Trào ngược dịch mật và dạ dày

Miệng bị đắng là triệu chứng thường gặp khi các chất trong dạ dày hoặc dịch mật trào ngược lên thực quản.

Bệnh lý răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… cũng là một trong những nguyên nhân khá phổ biến.

Ung thư

Khi bị ung thư, người bệnh không chỉ bị mất cảm giác với đồ ngọt mà còn tăng dần cảm giác đắng khi ăn. Điều này là do sự thay đổi thành phần có trong nước bọt và gây cản trở tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi.

dang-mieng-la-benh-gi-3

Cách điều trị tình trạng đắng miệng

Tình trạng miệng bị đắng hoàn toàn có thể được giải quyết bằng một số phương pháp đơn giản thông thường. Điều quan trọng là chúng ta phải kiên thì áp dụng thường xuyên mới có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Dưới đây là một số cách điều trị và chăm sóc khi miệng bị đắng mà chúng ta có thể tham khảo:

Chăm sóc răng miệng thường xuyên

Việc không chăm sóc răng miệng thường xuyên là một điều kiện thuận lợi giúp các tụ vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, gây ra cảm giác đắng miệng.

Vì vậy, cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này xảy ra là vệ sinh chăm sóc răng miệng đều đặn, chải răng tối thiểu 2 lần/ ngày, sử dụng bàn chải mềm để tránh gây tổn thương nướu, đồng thời sử dụng chỉ, tăm nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hoàn toàn các cặn thức ăn thừa giắt tại kẽ răng.

Uống nước lọc

Như đã tìm hiểu ở các phần nội dung trước, tình trạng đắng miệng xảy ra đôi khi bắt nguồn từ hiện tượng khô miệng do tuyến nước bọt hoạt động yếu. Chính vì vậy, để cải thiện điều này, chúng ta nên uống nước lọc thường xuyên, tối thiểu là 2 lít mỗi ngày để giảm thiểu tình trạng khô miệng.

Tránh các yếu tố nguy cơ gây trào ngược axit

Đôi khi, những thói quen ăn uống, sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày, kéo theo đó là biểu hiện của chứng đắng miệng.

Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm cay nóng, nhiều giàu mỡ, sử dụng thuốc lá, các loại đồ uống có cồn như rượu, bia với tần suất cao,… đều gây ra nguy cơ trào ngược axit. Chính vì vậy, bệnh nhân nên hạn chế tối đa những yếu tố này nếu muốn quá trình điều trị trở nên hiệu quả hơn.

Nhai kẹo cao su không đường

Việc nhai kẹo cao su liên tục sẽ giúp cho tuyến nước bọt hoạt động mạnh mẽ hơn. Bởi kẹo cao su có tính chất khá dai nên cần rất nhiều enzim để có thể cảm nhận được mùi vị trong khoang miệng.

Vì vậy, bệnh nhân hoàn toàn có thể sử dụng kẹo cao su giống như một phương pháp điều trị tình trạng đắng miệng. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng loại kẹo cao su không đường vì kẹo cao su có đường có chứa chất ngọt, dễ dàng tạo thành những mảng bám xung quanh thân răng kéo theo sự phát triển của vi khuẩn.

Nước súc miệng chữa triệu chứng miệng đắng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước súc miệng có thể cải thiện một cách tối ưu tình trạng miệng đắng. Mục đích của việc này là nhằm loại bỏ các mảng bám thức ăn thừa, vi khuẩn có trong khoang miệng để hạn chế sự phát triển của chúng kết hợp với axit khiến vị giác bị rối loạn.

Các loại nước súc miệng từ thảo dược thường phát huy công hiệu tốt nhất bởi những nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên.

dang-mieng-la-benh-gi-4

Bổ sung vitamin C, thực phẩm giúp kích thích vị giác

Bổ sung thêm vitamin và các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho cơ thể để kích thích vị giác, tăng tiết nước bọt. Giảm thiểu đồ uống có gas, trà và cafe để hạn chế tình trạng đắng ở miệng.

Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia

Thuốc lá và rượu bia có thể làm miệng bị đắng. Nên cố gắng hạn chế hoặc tốt nhất là loại bỏ chúng ra khỏi thói quen hằng ngày.

Cạo vôi răng định kỳ

Việc cạo vôi răng thường xuyên là cách giúp bạn giảm tình trạng miệng đắng. Đồng thời phòng ngừa các bệnh lý răng miệng khác.

Tóm lại, đắng miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý. Quan trọng là bạn cần xác định nguyên nhân chính xác để có phương pháp điều trị phù hợp. Hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và khám chữa bệnh kịp thời. Chăm sóc sức khỏe toàn diện, duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn phòng tránh và điều trị hiệu quả tình trạng đắng miệng.

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền