Chảy Máu Chân Răng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Chảy máu chân răng là hiện tượng thường gặp gây ra rất nhiều lo lắng cho nhiều người. Vậy chảy máu chân răng là bệnh gì và tình trạng này có thể chữa khỏi được không? Hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha.
Chảy máu chân răng là bệnh gì?
Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu đỏ tươi hoặc đỏ hồng từ vùng nướu (lợi) ngay sát chân răng. Tùy theo từng nguyên nhân gây chảy máu chân răng mà:
- Số lượng máu chảy ra có thể ít hay nhiều.
- Chảy máu tự nhiên hoặc sau va chạm, tổn thương nướu.
- Máu chảy từ chân răng tự cầm hoặc không cầm.
Ngoài tình trạng chảy máu chân răng, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng như sưng nướu, hôi miệng,..
Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Hiện tượng chảy máu chân răng có thể do các nguyên nhân sau đây:
► Do răng mọc lệch, khấp khểnh, chen chúc
Răng mọc lệch, mọc khấp khểnh, mọc chen chúc lộn xộn làm cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Từ đó, thức ăn bị mắc lại ở các kẽ răng dễ gây viêm nhiễm, chảy máu chân răng.
Bệnh về răng miệng
Một số bệnh về răng miệng có thể gây chảy máu chân răng như:
-
Viêm nha chu
Tình trạng viêm nướu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách gây ra viêm nha chu. Theo đó, viêm nha chu là bệnh lý do vi khuẩn bám trên bề mặt răng và ở các túi xung quanh răng. Các triệu chứng của bệnh lý này bao gồm nướu răng sưng đỏ, chân răng bị chảy máu khi đánh răng, hôi miệng, tụt nướu,…
-
Viêm nướu
Viêm nướu chảy máu chân răng là bệnh nha khoa phổ biến do vệ sinh răng miệng không đúng cách dẫn đến mảng bám tích tụ ở đường viền nướu răng. Lúc này, phần nướu răng có dấu hiệu sưng đỏ, gây chảy máu ở chân răng.
-
Áp xe răng
Tình trạng chảy máu chân răng có thể do áp xe răng – hiện tượng tích tụ dịch mủ bên trong răng do vi khuẩn gây ra. Áp xe răng xảy ra ở những khu vực gần răng như đầu chân răng, nướu, mô quanh răng. Nếu không được điều trị kịp thời, áp xe răng có thể dẫn đến vỡ, thủng răng.
Nguyên nhân gây chảu máu chân răng
► Chăm sóc răng sai cách
Tình trạng thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng là do bệnh nhân vệ sinh răng không đúng cách làm nướu bị tổn thương và chảy máu. Cụ thể như sau:
- Dùng bàn chải đánh răng lông cứng: Các loại bàn chải có lông cứng có thể khiến nướu bị sưng đỏ và làm hỏng men răng.
- Do kỹ thuật dùng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa có thể giúp loại bỏ mảng bám trên răng. Tuy nhiên, nếu thao tác dùng chỉ nha khoa không nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật có thể làm làm chân răng và nướu răng bị chảy máu.
► Ăn uống không lành mạnh gây thiếu hụt dinh dưỡng
Chế độ ăn uống thiếu 2 dưỡng chất quan trọng là vitamin C và vitamin K có thể gây chảy máu nướu răng. Vì vitamin C đóng vai trò hỗ trợ chữa lành vết thương, nuôi dưỡng hệ xương răng, trong khi vitamin K giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
► Tác dụng phụ của thuốc
Với trường hợp chảy máu chân răng do tác dụng phụ của thuốc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc trị viêm và ngăn ngừa chảy máu. Đồng thời, bệnh nhân nên kết hợp thực hiện lấy vôi răng để cải thiện tình trạng nướu.
► Thay đổi nội tiết tố giai đoạn mang thai/mãn kinh
Phụ nữ khi bước vào giai đoạn mang thai (tháng thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ), mãn kinh hoặc sử dụng thuốc tránh thai thường gặp phải tình trạng thay đổi nội tiết tố. Đây có thể là nguyên nhân làm tăng lượng máu đến nướu, gây ra hiện tượng nướu sưng đỏ, chân răng bị chảy máu.
► Các nguyên nhân khác
Bên cạnh những nguyên nhân trên, hiện tượng chảy máu chân răng cũng có thể do:
- Bị sốt xuất huyết.
- Ung thư khoang miệng
- Các tác động mạnh gây tổn thương răng.
- Mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu, ung thư vú,…
Thường xuyên bị chảy máu chân răng có sao không?
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nhiều bệnh lý khác nhau, từ nhẹ đến nặng. Ở mức độ nhẹ, chảy máu chân răng thường ít gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không sớm phát hiện và chữa trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:
- Tổn thương răng lợi, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng nướu và các vùng lân cận.
- Thiếu máu.
- Tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai hoặc thai nhẹ cân.
Để tránh những biến chứng này xảy ra, khi bị chảy máu chân răng kéo dài, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và lên kế hoạch điều trị thích hợp cho từng tình trạng.
Bị chảy máu chân răng là thiếu chất gì?
Ngoài các bệnh lý kể trên, chảy máu chân răng còn phản ánh tình trạng thiếu hụt một số chất dinh dưỡng trong cơ thể, đặc biệt là các loại vitamin.
Chảy máu chân răng do thiếu vitamin C
Vitamin C đóng vai trò quan trọng đối với cấu trúc của các mô liên kết như da và mạch máu. Bổ sung đầy đủ vitamin C sẽ giúp thành mạch trở nên bền vững và khó bị tổn thương hơn.
Vì thế, khi chế độ ăn thiếu hụt vitamin C trong 1 thời gian dài có thể khiến người bệnh thường xuyên chảy máu chân răng, chảy máu mũi hoặc xuất huyết dưới da.
Chảy máu chân răng do thiếu vitamin K
Quá trình hoạt động của các yếu tố đông máu cần có sự tham gia của vitamin K. Vì thế, người bệnh nạp vào cơ thể quá ít vitamin K có thể khiến thời gian cầm máu kéo dài làm việc chảy máu chân răng khó cầm và gây nguy hiểm.
Cách khắc phục chảy máu chân răng
Tùy vào nguyên nhân chảy máu chân răng là bệnh gì mà bác sĩ sẽ có các phát đồ điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng chảy máu chân răng, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:
Súc miệng bằng nước muối
Nhờ tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Từ đó, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm nướu – nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chảy máu chân răng.
Chườm lạnh
Khi bị chảy máu chân răng, bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh chườm bên ngoài vùng má tại vị trí nướu bị chảy máu. Nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, giảm tốc độ máu chảy và tăng cường quá trình đông máu.
Chải răng đúng cách
Bạn nên chải răng bằng bàn chải lông mềm và không dùng lực quá mạnh để tránh làm nướu bị tổn thương và chảy máu. Chải răng đúng cách là chải theo chiều dọc và xoay tròn, chải đều tất cả các mặt của răng, từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Chải răng đúng cách sẽ giúp khoang miệng được vệ sinh sạch sẽ hơn. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng gây chảy máu chân răng.
Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
Để hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, bạn nên bổ sung đầy đủ vitamin C và K vào chế độ ăn hàng ngày thông qua các loại thực phẩm như hải sản, rau củ, trái cây mọng nước. Vitamin C sẽ giúp củng cố thành mạch, hạn chế vỡ gây chảy máu chân răng, còn Vitamin K sẽ giúp cho hệ thống đông cầm máu hoạt động tốt hơn.
Đồng thời bạn cũng nên hạn chế ăn thực phẩm giàu tinh bột, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều đường. Vì chúng dễ làm tích tụ mảng bám – nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh lý răng nướu, gây chảy máu chân răng.
Thăm khám nha khoa
Bạn nên thăm khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra và kịp thời điều trị các bệnh lý về răng nướu, từ đó ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng. Khi thăm khám, nha sĩ sẽ làm vệ sinh răng, cạo vôi răng và mảng bám dưới đường viền nướu và chân răng. Ngoài ra, nha sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại nước súc miệng chuyên dụng để tình trạng chảy máu chân răng nhanh chóng thuyên giảm.
Cách phòng ngừa chảy máu chân răng
Để phòng ngừa chảy máu chân răng hiệu quả nhất, việc bạn cần làm là ăn uống đủ chất, tăng cường sức khỏe và bổ sung vitamin cho cơ thể. Đồng thời chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách.
- Nên dùng các bàn chải có đầu lông tơ mềm và chải nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương lên vùng nướu
- Ngưng hút thuốc lá và hạn chế sử dụng các chất kích thích
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng và lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần
Hơn 90% dân số Việt Nam mắc các bệnh về răng miệng. Từ đó, cho thấy chúng ta chưa dành sự quan tâm đúng mực cho tình hình sức khỏe răng miệng của mình. Khi răng miệng gặp vấn đề cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, cần thay đổi nhiều thói quen trong vấn đề chăm sóc răng miệng, đi khám sức khỏe định kỳ. Và khi gặp bất cứ vấn đề gì, bạn cần trực tiếp đến khám ở các nha khoa, bệnh viện uy tín, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm.