Cách Điều Trị Tủy Răng Ở Trẻ Em An Toàn【Chia Sẻ】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Ba, 06 Tháng Tám 2024

Điều trị tủy răng ở trẻ em là một quy trình nha khoa quan trọng nhằm bảo vệ và duy trì sức khỏe răng miệng cho trẻ. Khi tủy răng bị viêm hoặc nhiễm trùng, việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp tránh các biến chứng nghiêm trọng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách điều trị tủy răng ở trẻ em, bao gồm các bước thực hiện, các lưu ý quan trọng và những điều cần biết.

cach-dieu-tri-tuy-rang-o-tre-em

Tủy răng là gì và tại sao cần điều trị tủy răng cho trẻ em?

Tủy răng là phần bên trong của răng, chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết, giúp nuôi dưỡng và cung cấp cảm giác cho răng. Khi tủy răng bị tổn thương do sâu răng, chấn thương hoặc nhiễm trùng, việc điều trị tủy răng là cần thiết để loại bỏ phần tủy bị viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng và bảo tồn răng.

Có nên chữa tủy răng cho bé hay không?

Viêm tủy răng ở trẻ em có thể dẫn đến chết tủy và cần phải được điều trị ngay lập tức. Nếu không, tình trạng đau đớn sẽ kéo dài và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng.

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tủy với nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sâu răng. Ngoài ra, các chấn thương như gãy răng, vỡ răng hoặc chảy máu chân răng cũng khiến răng bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công tủy.

Trẻ em bị viêm tủy răng sữa khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng việc chữa tủy răng cho bé sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn sau này hoặc có thể là không mọc răng mới được. Trên thực tế, việc điều trị tủy răng sữa không ảnh hưởng gì đến việc mọc lại răng mới của bé.

Ngược lại, nếu không tiến hành điều trị viêm tủy cho trẻ kịp thời sẽ lây lan sang các răng khác, phá hoại các mô mềm và dẫn đến hoại tử tủy. Những chất hoại tử có thể thoát qua lỗ chóp chân răng và gây viêm tổ chức liên kết mô – răng, viêm xương hàm, … Nghiêm trọng hơn nữa là các chất hoại tử tụ lại chân răng gây u hạt, u nang chân răng.

Cách điều trị tủy răng ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tủy răng, bởi trẻ nhỏ đang trong độ tuổi năng động nên khả năng sứt mẻ, chấn thương răng dễ xảy răng hay việc sâu răng cũng vậy. Dó đó bác sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy răng để bảo tồn những răng bị viêm nhiễm, đồng thời tránh sự lây lan cho các răng bên cạnh và những vấn đề răng miệng về sau.

Tình trạng viêm tủy nhẹ có phục hồi

Đối với tình trạng nhẹ tủy răng chỉ bị viêm nhiễm 1 phần và chân răng vẫn còn khỏe, bác sĩ sẽ thực hiện lấy đi những phần tủy bị bệnh và giữ lại những phần tủy còn lành. Sau đó sẽ tiến hành trám bít ống tủy đó lại để ngăn chặn sự thâm nhập của vi khuẩn giúp kéo dài tuổi thọ của răng bé. Sau khi trám bít cần được vệ sinh răng miệng sạch sẽ nếu có hiện tượng đau thì sẽ cần thiết phải điều trị tủy.

Tình trạng viêm tủy nặng không thể phục hồi

Tình trạng viêm tủy nặng, chết tủy không thể phục hồi lại. Đầu tiên bác sĩ sẽ loại bỏ hết những phần tủy bị viêm nhiễm, sau đó tiến hành làm sạch ống tủy để ngăn ngừa sự tiến triển của vi khuẩn. Cuối cùng bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu nha khoa để trám bít ống tủy lại nhằm bảo tồn răng cho bé.

Tuy nhiên đối với những tình trạng viêm nhiễm nặng không thể bảo tồn được răng và có xu hướng ảnh hưởng đến xương răng thì nhổ răng là chỉ định cuối cùng bác sĩ đưa ra.

Vậy nên cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến răng miệng của trẻ và sớm đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ điều trị. Bởi khi răng miệng của bé bị bệnh không những ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến việc phát âm của bé không được tròn vành, rõ chữ, ảnh hưởng lớn đến việc học tập.

cach-dieu-tri-tuy-rang-o-tre-em-1

Làm thế nào để bé chịu điều trị tủy răng?

Hơn ai hết, nhiều phụ huynh không đưa con đến phòng khám nha khoa điều trị tủy răng không phải vì không có thời gian. Cũng không hẳn vì điều kiện kinh tế không cho phép mà vì bé “sợ nha sĩ”. Ám ảnh nhổ răng đau nhức cũng những lần phải gặp bác sĩ tiêm ngừa trước đó khiến bé nhất quyết không chịu đi.

Hiểu được điều này, đội ngũ y bác sĩ nha khoa ST Dentist luôn cố gắng dành sự quan tâm đặc biệt đến trẻ, tạo không khí thoải mái nhất để luôn động viên, khích lệ tinh thần, giúp bé tự tin, sẵn sàng thực hiện điều trị tủy răng. Bên cạnh đó, nha sĩ luôn tuân thủ quy trình gây tê an toàn, giúp bé chữa tủy răng một cách êm ái.

Những lưu ý quan trọng sau khi điều trị tủy răng cho trẻ em

  • Chăm sóc răng miệng: Đánh răng đều đặn, dùng chỉ nha khoa và súc miệng để giữ răng miệng sạch sẽ.
  • Tránh ăn thức ăn cứng hoặc dính: Trong vài ngày đầu sau khi điều trị để tránh gây tổn thương cho răng đã điều trị.
  • Thăm khám định kỳ: Theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra và đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt.

cach-dieu-tri-tuy-rang-o-tre-em-2

Sau khi chữa tủy răng cho trẻ cần chú ý gì?

Thứ 1: Cảm giác tê bì khó chịu ngay sau khi điều trị

Trẻ có thể sẽ được tiêm tê, cảm giác tê bì đôi khi không gây khó chịu, tuy nhiên vì mất cảm giác nên cần kiểm soát việc trẻ cắn vào môi má lưỡi, tránh ăn khi thuốc tê chưa hết. Thông thường tê ở trẻ em sẽ kéo dài từ 2-3 giờ đồng hồ từ lúc tiêm tê tuỳ thuộc lượng thuốc. 

Các bố mẹ lưu ý tránh để trẻ cắn môi má – đây là chú ý rất đặc biệt dành riêng cho bệnh nhân nhi. Tại phòng khám chúng tôi ghi nhận nhiều trường hợp bố mẹ không sát các cháu, mặc dù được được bác sĩ cảnh báo về nhà trông cháu đừng cho các cháu cắn vào môi, khi có thuốc tê trẻ thấy cảm giác lạ lạ thì cố cắn vào đó như một trò chơi. Tuy nhiên hết thuốc tế thì vết thương bắt đầu loét gây đau nhức.

Thứ 2: Chú ý chất hàn

Sau khi hàn kín răng chữa tủy, chất hàn nha khoa chưa đông cứng hoàn toàn nên trẻ cần kiêng nhai vào vùng răng đã chữa trong 2h đồng hồ để tránh trường hợp vỡ, bong miếng hàn.

Thứ 3: Cơn đau xuất hiện sau điều trị 

Trẻ nhỏ thường hiếu động, ham chơi và quên đi những cơn đau nhẹ sau hàn tủy. Tuy nhiên cũng có trường hợp đau nhẹ, do chất hàn tạo áp lực xuống vùng dưới chân răng. Cảm giác khó chịu này có thể biến mất từ 1 – 3 ngày sau điều trị. 

Đau nhức còn có thể do hàn kênh bề mặt nhai răng trên – dưới khiến trẻ nhai bị quá tải lực vùng răng mới điều trị. Khi đó bạn quan sát thấy chiếc răng hàn kênh lên thì chỉ cần đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ mài kênh là sẽ hết đau. 

Những trường hợp tủy răng chưa được làm sạch hoặc tình trạng viêm nhiễm lan rộng xuống dưới chân răng cũng khiến trẻ đau nhức, bạn cần đưa bé đến để bác sĩ kiểm tra và làm sạch lại tủy răng là sẽ ổn.

Thứ 4: Sưng nề vùng lợi chân răng điều trị

Với những trường hợp viêm nhiễm mãn tính thì tiên lượng điều trị không cao, đặc điểm hệ thống nha chu lỏng lẻo, sàn tuỷ răng nhiều hệ thống ống tủy phụ khiến cho tình trạng viêm nha chu diễn biến nhanh và khó dứt. Tình huống này bác sĩ sẽ cố gắng làm sạch để giữ răng theo giai đoạn. Có thể bé sẽ được tháo bỏ hàn cũ và tiến hành làm sạch lại, uống thuốc giảm sưng viêm. Tuỳ theo mức độ đáp ứng điều trị mà bác sĩ sẽ quyết định giữ hay bỏ răng. 

Khi điều trị không hết về nhà các bé vẫn bị tái lại tình trạng sưng viêm thì bạn cần đưa bé đến nha sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ tháo chiếc răng đã điều trị giúp cho dịch mủ viêm thoát dần ra theo đường chân răng. Chỉ định điều trị lại hay không phụ thuộc vào mức độ lâm sàng, khả năng nhổ bỏ chiếc răng viêm nhiễm là có thể xảy ra.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin và giúp bạn hiểu rõ hơn về cách điều trị tủy răng ở trẻ em. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa qua hotline 0898.909.333 để được tư vấn chi tiết.

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY