Bị Gãy Răng Cửa Phải Làm Sao【BS.Giải Đáp】
Răng cửa không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc nhai mà còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và phát âm. Khi bị gãy răng cửa, nhiều người lo lắng không biết nên làm gì để khắc phục. Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi "bị gãy răng cửa phải làm sao", các bạn cùng tìm hiểu nha!
Nguyên nhân gây gãy răng cửa
Một số nguyên nhân thường gặp có thể khiến bạn gặp tình trạng gãy răng cửa như sau:
Tác động ngoại lực gây gãy răng cửa
Những va chạm mạnh, tai nạn vùng đầu, vùng mặt khi lưu thông trên đường hay khi chơi thể thao, trong quá trình làm việc…đều là nguyên nhân gây ra tình trạng gãy răng cửa.
Tác động từ bên trong cấu trúc răng
Khi răng của bạn bị viêm tủy, chúng cần được làm sạch vùng viêm nhiễm và từ đó chiếc răng được xem là “răng chết”. Vì thế những chiếc răng mất tủy khá giòn và dễ bể vỡ.
Tình trạng xói mòn cổ chân răng
Đây là trường hợp hay gặp ở những bệnh nhân có tình trạng men răng yếu. Tổn thương này xuất phát từ việc đánh răng sai cách, hay ăn nhiều thực phẩm có tính acid cao gây bào mòn men răng. Khi quan sát ngay vị trí cổ chân răng, sẽ thấy cổ chân răng bị khuyết lõm vào khá lớn và gây ra tình huống răng gãy vỡ khi gặp lực tác động mạnh.
Các trường hợp gãy răng cửa thường gặp
Có 3 trường hợp gãy răng cửa phổ biến là:
– Gãy 1 phần răng cửa: răng cửa bị gãy 1 phần do tác động mạnh từ va đập, tai nạn, hoặc do bệnh lý nha khoa như sâu răng. Một phần của thân răng cửa bị gãy, vẫn giữ được thân răng và chân răng. Dù không ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ và khả năng ăn nhai, cần xử lý sớm để ngăn chặn tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và duy trì sức khỏe của răng.
– Răng cửa gãy lớn: răng cửa bị gãy lớn do mắc bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, mảng bám cao gây ra. Răng bị gãy nửa thân răng nhưng vẫn còn lại chân răng hoặc chân răng còn chắc. Cảm thấy đau nhức và khó chịu, đặc biệt khi tiếp xúc với đồ ăn nóng hoặc lạnh
– Răng cửa gãy nặng, mất cả chân răng: trường hợp gãy răng cửa nặng, hết cả phần thân răng, chân răng lung lay nhiều, có nguy cơ mất răng, đau nhức nghiêm trọng, sưng và dễ bị viêm nhiễm
Gãy răng cửa có ảnh hưởng gì không?
Ảnh hưởng tính thẩm mỹ
Gãy răng cửa ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề thẩm mỹ, bao gồm cấu trúc và hình dáng của khuôn mặt. Đặc biệt, vị trí bị gãy nổi bật dễ bị nhìn thấy khiến bạn ngại giao tiếp và tự ti trước đám đông.
Giảm chức năng nhai
Răng cửa là vị trí quan trọng trong việc tiếp nhận thức ăn và xử lý quá trình nghiền nhai. Vì vậy, khi răng cửa bị tổn thương hoặc mất đi, khả năng nghiền nhai và tiêu hóa thức ăn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, hoặc thậm chí là hấp thụ chất dinh dưỡng không hiệu quả.
Gây đau đớn, khó chịu
Khi răng cửa bị gãy cũng khiến việc nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn bởi thức ăn lớn mà không được nghiền nhỏ, khi nuốt xuống tạo ra áp lực có thể gây ra tổn thương hoặc kích thích niêm mạc nhạy cảm. Điều này gây ra cảm giác khó chịu hoặc đau rát trong thực quản.
Bị gãy răng cửa phải làm sao?
Lúc này dựa vào 2 trường hợp gãy răng cửa mà bác sĩ sẽ chỉ định 1 trong 2 phương án sau đây:
Răng bị gãy ngang không quá 1/3 thân răng
Răng bị gãy ngang phải làm sao? Nếu răng cửa chỉ bị gãy một ít, không quá 1/3 thân răng thì bác sỹ thực hiện trám răng hoặc bọc răng sứ. Còn nếu răng bị vỡ lớn hơn 1/3 thân răng thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc sứ. Bởi phương án này sẽ giúp bảo tồn chân răng thật một cách tối đa.
Các bác sĩ luôn khuyến khích sử dụng răng toàn sứ cho răng cửa để tránh tình trạng đen viền nướu sau một thời gian sử dụng.
Răng bị gãy ngang sát nướu
Trong trường hợp răng cửa bị gãy ngang không còn chân răng thì phương án trồng răng Implant sẽ tối ưu nhất. Đây là một kỹ thuật nha khoa hiện đại có thể giúp thay thế chân răng, thân răng và thời gian sử dụng lên đến trọn đời.
Chăm sóc sau khi điều trị gãy răng cửa
Sau khi điều trị gãy răng cửa, việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi và ngăn ngừa vấn đề phát sinh.
Vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn
Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Điều này giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn còn sót lại, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng và viêm nướu.
Dùng bàn chải lông mềm và kem đánh răng phù hợp
Chọn bàn chải lông mềm để tránh gây tổn thương thêm cho vùng răng vừa được điều trị. Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ men răng và giúp răng chắc khỏe.
Tránh ăn thức ăn cứng, dai, nhai mạnh
Trong thời gian đầu sau khi điều trị, hãy tránh nhai các loại thức ăn cứng, dai hoặc nhai mạnh để không làm tổn thương răng đã được phục hình. Thay vào đó, hãy chọn những thực phẩm mềm và dễ nhai để bảo vệ răng.
Tái khám định kỳ theo hướng dẫn của nha sĩ
Thăm khám nha sĩ định kỳ để theo dõi tình trạng răng miệng và đảm bảo rằng quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng. Nha sĩ sẽ kiểm tra và làm sạch răng, đồng thời phát hiện sớm các vấn đề có thể phát sinh.
Phòng ngừa gãy răng cửa
- Sử dụng bảo hộ: Khi tham gia các hoạt động thể thao, nên đeo bảo hộ răng để tránh va chạm mạnh gây gãy răng.
- Hạn chế nhai thức ăn cứng: Tránh cắn hoặc nhai các vật cứng có thể gây tổn thương răng.
- Chăm sóc răng miệng đúng cách: Đánh răng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa, và kiểm tra răng miệng định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề như sâu răng.
Khi bị gãy răng cửa, việc xử lý kịp thời và đúng cách là rất quan trọng để tránh những biến chứng xấu hơn. Tùy vào mức độ tổn thương, nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp phục hồi phù hợp nhất, giúp bạn lấy lại nụ cười tự tin và chức năng răng miệng. Nếu bạn còn thắc mắc hãy liên hệ ngay qua hotline 0898.909.333 để được tư vấn tận tình và miễn phí.