Áp Xe Răng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Áp xe răng là một trong những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng khác, ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng quát. Trong bài viết này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của áp xe răng và những cách điều trị an toàn, hiệu quả.
Áp xe răng là gì?
Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm, với những ổ mủ hình thành dưới vùng chân răng. Tùy thuộc vào nguồn gốc gây bệnh, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán áp xe răng theo hai trường hợp sau:
- Áp xe quanh chân răng có ổ: Đây là hiện tượng tủy và răng bị hoại tử do tình trạng sâu răng nặng lâu ngày không được điều trị. Áp xe quanh chân răng có cổ có thể gây tổn thương đến các khu vực khác như xương, vỏ và màng xương răng,…
- Áp xe nha chu: Tình trạng áp xe nha chu xảy ra khi vi khuẩn có trong vụn thức ăn, mảng bám trên răng gây viêm nhiễm, tạo thành các túi nha chu.
Triệu chứng của áp xe chân răng
Triệu chứng áp xe chân răng thường khá dễ để nhận biết. Nếu triệu chứng càng nặng nghĩa là ổ áp xe càng lớn, dễ làm nguy hiểm đến các dây thần kinh và mô xung quanh. Thông thường, một vài triệu chứng để bạn biết mình đang bị áp xe răng như:
- Tình trạng răng ê ẩm, đau nhức dù chỉ chạm hoặc nhai nhẹ.
- Răng nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với thức ăn nóng, lạnh.
- Miệng có mùi hôi hoặc tanh do dịch mủ tiết ra.
- Có triệu chứng nóng sốt hoặc nổi hạch ở cổ và dễ cảm thấy mệt mỏi.
- Vùng lợi bị sưng ở dưới chân răng
- Vết sưng mủ tích tụ dưới chân răng, khi chạm vào thấy đau và có thể chảy mủ.
Đây đều là những dấu hiệu khá nguy hiểm, nếu bạn có một trong các triệu chứng trên thì hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở nha khoa uy tín hoặc bệnh viện để bác sĩ can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân bị áp xe răng
Nguyên nhân gây hình thành áp xe răng chủ yếu là do vi khuẩn tấn công tủy răng trong thời gian dài. Dưới đây là các yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này:
-
Bị sâu răng, viêm nha chu khiến nướu nhiễm khuẩn, hình thành ổ áp xe răng.
-
Không vệ sinh răng nướu đúng cách, không loại bỏ triệt để các mảng thức ăn bám trên kẽ răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công.
-
Chấn thương hoặc tai nạn gây sứt mẻ răng, vỡ men răng, gãy răng khiến tủy răng lộ ra ngoài.
-
Bị tiểu đường, tim mạch,... khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công răng nướu.
Áp xe răng có nguy hiểm không?
Nhiều bệnh nhân băn khoăn áp xe răng có tự khỏi không? Bệnh lý áp xe răng chỉ có thể được khắc phục hoàn toàn bởi những biện pháp nha khoa phù hợp. Nếu không điều trị hoặc điều trị không tích cực, bệnh nhân áp xe răng có thể gặp phải một số biến chứng:
- Nhiễm trùng xoang hàm, viêm nội tâm mạc: Biến chứng này xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng lan đến tim, não và các bộ phận khác trong cơ thể. Khi có những triệu chứng cấp tính, nhiễm trùng máu có nguy cơ dẫn đến tử vong.
- Viêm mô lan tỏa: Khi biến chứng viêm mô lan tỏa đi đến vòm miệng, sàng miệng gây áp xe, các hoạt động của các cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến nghẽn đường hô hấp và gây tử vong. Nhưng nếu áp xe răng được điều trị kịp thời thì có thể ngăn chặn biến chứng này.
- Áp xe ngoài mặt: Áp xe ngoài mặt dẫn đến viêm tấy vùng sản miệng và hố thái dương. Biến chứng này không chỉ gây đau nhức khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhân.
Cách điều trị áp xe chân răng
Áp xe răng không thể tự khỏi mà cần điều trị bằng những biện pháp nha khoa phù hợp. Nếu không may bị áp xe răng, bạn cần tìm nha khoa uy tín để điều trị triệt để.
Tại đây, bác sĩ thăm khám và chẩn đoán lâm sàng, xác định tình trạng áp xe răng. Tùy vào vị trí cũng như mức độ áp xe, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên tắc của điều trị áp xe răng là loại bỏ ổ viêm nhiễm, bảo tồn răng thật và phòng ngừa các biến chứng. Dưới đây là 2 phương pháp được áp dụng tại nha khoa.
Điều trị áp xe răng cấp
Khi điều trị áp xe răng, việc đầu tiên cần làm chính là loại bỏ các ổ mủ. Điều này nhằm hạn chế tình trạng áp xe tiến triển nặng hơn, tránh ảnh hưởng tới các răng lân cận.
Bằng phương pháp rạch mở niêm mạc, bác sĩ sẽ hút sạch dịch mủ và loại bỏ vi khuẩn, ổ mủ bên trong. Tiếp đó, bác sĩ vệ sinh răng sạch sẽ và kê đơn một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để ngăn chặn nhiễm trùng.
Điều trị tận gốc áp xe răng
Triệu chứng đau đớn sẽ giảm đi đáng kể sau khi thực hiện kỹ thuật dẫn lưu mủ. Tuy nhiên, để tránh nhiễm trùng tái phát, các bạn cần điều trị tủy răng để loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây áp xe. Sau điều trị tủy răng, Quý khách nên sớm trám bít ống tủy hoặc bọc sứ để bảo toàn chức năng cho răng.
Trường hợp áp xe nghiêm trọng, khó bảo toàn răng thật, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Nhổ bỏ răng hư hỏng nhằm tránh gây ảnh hưởng tới những răng khỏe mạnh trên cung hàm.
Áp Xe Răng Có Tự Khỏi Không?
Thực tế, áp xe chân răng và nướu răng sẽ không thể tự khỏi. Biến chứng này được hình thành trong suốt một thời gian dài và tác nhân trực tiếp gây bệnh là do vi khuẩn. Để điều trị hiệu quả cần phải can thiệp đến các thủ thuật nha khoa và bác sĩ điều trị phải là người có nhiều năm kinh nghiệm, thao tác đúng kỹ thuật. Áp xe răng để càng lâu mức độ nguy hiểm càng tăng. Do đó, bạn không nên chủ quan khi mắc phải bệnh lý này.
Phòng ngừa áp xe răng
Tránh sâu răng là điều cần thiết để ngăn ngừa áp xe răng. Cần chăm sóc răng miệng thật tốt để tránh sâu răng.
- Đánh răng trong hai phút ít nhất hai lần một ngày bằng kem đánh răng có chất fluoride.
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch kẽ răng hàng ngày.
- Thay bàn chải đánh răng của bạn sau mỗi 3 đến 4 tháng hoặc bất cứ khi nào lông bàn chải bị sờn.
- Ăn thực phẩm lành mạnh, hạn chế đồ ngọt và đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn.
- Thăm khám nha sĩ của bạn thường xuyên để kiểm tra và làm sạch răng, mảng bám, vôi răng.
- Cân nhắc sử dụng chất khử trùng hoặc nước súc miệng có florua để thêm một lớp bảo vệ chống sâu răng.
Hy vọng với những thông tin về áp xe răng mà nha khoa ST Dentist đã cung cấp trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu được mức độ nghiêm trọng cũng như các phương pháp điều trị của vấn đề răng miệng này. Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu liên quan đến áp xe răng hãy nhanh chóng đến nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.