Tiêu Xương Hàm Có Trồng Răng Được Không【Tìm Hiểu】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Sáu, 06 Tháng Mười Hai 2024

Tiêu xương hàm là tình trạng phổ biến xảy ra sau khi mất răng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ khuôn mặt. Nhiều người thắc mắc: Tiêu xương hàm có trồng răng được khôngTrong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những thách thức của tiêu xương hàm đối với việc trồng răng Implant.

tieu-xuong-ham-co-trong-rang-duoc-khong

Tiêu xương hàm là gì?

Tiêu xương hàm hay còn gọi là tiêu xương răng, là quá trình xương hàm dần bị mất đi, tiêu biến về cả chiều cao, độ dày và mật độ xương. Hiện tượng này có thể xảy ra ở cả xương hàm trên và hàm dưới bởi cấu trúc xương răng khá mềm xốp, với tổ chức muối khoáng sinh học quanh chân răng nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây ra các khoảng rỗng.

Ban đầu, tiêu xương chỉ xuất hiện ở một vị trí trên cung hàm nhưng nếu không được điều trị, có thể tiển triển nặng hơn và lan sang các vùng xương xung quanh, gây ảnh hưởng đến toàn bộ hàm.

Nguyên nhân gây tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Mất răng lâu ngày: Đây là nguyên nhân chính gây tiêu xương. Khi răng mất đi, xương hàm không còn nhận được kích thích từ hoạt động nhai.
  • Viêm nha chu: Bệnh lý nha chu nặng có thể phá hủy xương hàm, dẫn đến tiêu xương.
  • Lão hóa: Tuổi tác cũng góp phần làm giảm mật độ xương hàm.
  • Chấn thương và bệnh lý khác: Chấn thương nghiêm trọng hoặc các bệnh lý như ung thư có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cấu trúc xương hàm.

Dấu hiệu nhận biết tiêu xương hàm

Dưới đây là những biểu hiện phổ biến khi bị tiêu xương răng, giúp bạn sớm phát hiện và điều trị kịp thời để phục hồi sức khỏe răng miệng.

  • Xoang hàm bị hạ thấp ở vùng mất răng.
  • Xương ở vị trí răng mất bị thu hẹp về kích thước, chiều cao và bị lõm sâu xuống.
  • Khuôn mặt bị gầy đi, thường thấy rõ ở vùng má và cằm. Cằm có thể bị ngắn lại và má hóp vào, khiến khuôn mặt trông già hơn và mất cân đối.
  • Nướu dễ bị viêm, đỏ và sưng khi xương nâng đỡ chân răng bị tiêu đi.
  • Bị tụt lợi hoặc nhận thấy thân răng dài thêm. Vì khi xương hàm bị tiêu, nướu sẽ không còn bám chặt vào chân răng và bắt đầu tụt xuống, làm lộ chân răng.
  • Răng lung lay, đau nhức khi ăn nhai vì xương nâng đỡ quanh chân răng bị suy giảm.

tieu-xuong-ham-co-trong-rang-duoc-khong-1

Trồng răng Implant bị tiêu xương hàm gặp khó khăn gì?

Khi cấy ghép Implant ở người có xương hàm bị tiêu, có thể gặp phải một số khó khăn như:

  • Thiếu khối lượng xương: Xương hàm bị tiêu dẫn đến sự giảm kích thước và khối lượng xương, làm cho việc cấy ghép Implant trở nên khó khăn hơn. Xương không đủ để giữ Implant ổn định có thể dẫn đến nguy cơ thất bại.

  • Mật độ xương giảm: Xương bị tiêu thường mềm và yếu hơn, làm giảm khả năng tích hợp của Implant với xương và tăng nguy cơ lỏng lẻo hoặc gãy Implant.

  • Khó xác định vị trí cấy ghép: Xương tiêu có thể gây khó khăn trong việc xác định vị trí và hướng cấy ghép, đòi hỏi sự chẩn đoán và kế hoạch điều trị chính xác hơn.

  • Rủi ro biến chứng cao: Các biến chứng như nhiễm trùng, viêm, và mất kết nối giữa Implant và xương có thể gia tăng trong môi trường xương đã bị tiêu.

Điều kiện xương hàm có thể trồng răng implant

  • Khối lượng xương đủ: Mật độ xương hàm phải đủ để trụ implant bám chắc và ổn định. Nếu xương hàm quá mỏng hoặc quá mềm sẽ làm làm cho trụ bị lung lay thậm chí là bị đào thải ra bên ngoài.
  • Mật độ, chiều cao xương đủ: Chiều cao của xương, mật độ xương sẽ quyết định đến khả năng chịu lực của xương hàm. Xương quá xốp sẽ không thể nâng đỡ được trụ implant.
  • Không có viêm nhiễm: Vùng xương hàm cần trồng implant không có dấu hiệu viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng

Tiêu xương hàm có trồng răng được không?

Câu trả lời là , tuy nhiên cần thực hiện thêm các kỹ thuật hỗ trợ.

Trường hợp tiêu xương nhẹ

Nếu mức độ tiêu xương không quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện cấy ghép implant trực tiếp mà không cần ghép xương.

Trường hợp tiêu xương nặng

Trong trường hợp tiêu xương nghiêm trọng, cần áp dụng các giải pháp sau trước khi trồng răng:

  • Ghép xương nhân tạo: Xương nhân tạo hoặc xương tự thân được bổ sung để tái tạo vùng xương hàm bị mất.
  • Nâng xoang: Đối với hàm trên, nếu xương hàm mỏng, bác sĩ sẽ thực hiện nâng xoang để đủ điều kiện cấy implant.

quy-trinh-nang-xoang-ghep-xuong

Quy trình nâng xoang ghép xương trong implant

Lưu Ý Khi Ghép Xương Trong Cấy Ghép Implant

Khi ghép xương để thực hiện cấy ghép implant bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín, có bác sĩ chuyên implant giỏi để có thể an tâm trong suốt quá trình điều trị
  • Nếu đang mắc bệnh lý nền cần thông báo cụ thể về tình trạng sức khỏe trước khi bác sĩ lên phát đồ điều trị
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia cả trước và sau điều trị
  • Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng nhiễm trùng
  • Tái khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra mức độ lành thương

Nha khoa ST Dentist - Địa chỉ uy tín trồng răng implant khi bị tiêu xương hàm

Hiện nay, Nha khoa ST Dentist là một trong những địa chỉ uy tín chuyên điều trị và phục hình răng mất trong trường hợp tiêu xương hàm. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, chúng tôi luôn chú tâm đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại nhằm tạo cảm giác thoải mái dành cho khách hàng. 

Khi đến Nha khoa ST Dentist, tùy thuộc vào nhu cầu và sức khỏe răng miệng của khách hàng mà bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp phẫu thuật răng phù hợp. Quy tụ đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, có nhiều năm làm việc tại bệnh viện lớn và nước ngoài.

Toàn bộ đội ngũ bác sĩ tại ST Dentist luôn tận tâm, hết lòng vì nụ cười của khách hàng. Bạn sẽ được thăm khám từng bước một để tìm ra giải pháp phù hợp giúp tiết kiệm chi phí, thời gian mà vẫn hiệu quả.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “Tiêu xương hàm có trồng răng được không?” Nếu bạn còn thắc mắc hay lo ngại về vấn đề tiêu xương hàm thì hãy đến thăm khám trực tiếp tại Nha khoa ST Dentist hoặc liên hệ qua hotline 0898.909.333 để được tư vấn miễn phí nha.

 

 

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền