Tại Sao Mài Răng Xong Bị Ê Buốt【BS.Giải Đáp】
Mài răng bọc sứ bị ê buốt là trường hợp không hiếm gặp và bất kể ai cũng có thể gặp phải vấn đề này. Thực tế bạn không cần quá lo lắng vì cơn đau chỉ xuất hiện trong 3-5 ngày đầu tiên. Vậy mài răng bọc sứ là phương pháp như thế nào? Tại sao mài răng xong bị ê buốt? Biện pháp khắc phục ra làm sao?
Tại sao cần mài răng?
Mài răng là một bước quan trọng trong các quy trình nha khoa như bọc răng sứ, làm cầu răng, hay niềng răng. Quá trình này giúp điều chỉnh hình dáng và kích thước của răng, tạo không gian để lắp mão sứ hoặc điều chỉnh vị trí răng sao cho đúng khớp cắn. Tuy nhiên, nhiều người sau khi mài răng gặp phải tình trạng ê buốt, gây khó chịu và lo lắng.
Khi nào cần mài cùi răng?
Mài cùi răng được tiến hành trước khi bọc răng sứ. Do vậy nếu thuộc một trong các trường hợp dưới đây, bạn sẽ cần thực hiện kỹ thuật này.
Răng bị sâu nặng
Răng sâu được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Nếu răng sâu giai đoạn đầu, bác sĩ thường áp dụng cách trám răng để bịt kín các lỗ sâu răng, ngăn chặn vi khuẩn lây lan, phát triển. Tuy nhiên với trường hợp răng sâu lớn, trám răng sẽ không còn tác dụng vì răng bị mất đi một phần lớn cấu trúc, răng yếu và dễ vỡ hơn. Do vậy, mài cùi rồi bọc răng sứ là phương án tốt nhất giúp bảo vệ răng thật phục hồi chức năng ăn nhai, đồng thời tăng tính thẩm mỹ.
Răng hư, răng chữa tuỷ
Khi răng hư tổn nặng, đặc biệt là răng chữa tuỷ thường giòn, dễ gãy vỡ khi chịu lực ăn nhai. Bọc sứ cho răng chữa tuỷ đóng vai trò bảo vệ răng khỏi tác động bên ngoài, kéo dài tuổi thọ cho răng.
Răng không đều, lệch, khấp khểnh nhẹ
Với trường hợp răng mọc không đều, răng lệch và khấp khểnh nhẹ thì bọc sứ giúp điều chỉnh kích thước, màu sắc, hình dáng của răng, mang lại hàm răng chuẩn thẩm mỹ. Phương pháp này cũng tiết kiệm thời gian hơn so với niềng răng.
Răng hô, móm nhẹ
Nếu răng bị hô, móm có nguyên nhân từ răng chứ không phải do cấu trúc xương hàm thì phương pháp bọc sứ có thể giải quyết được tình trạng này. Bác sĩ chỉ cần mài đi lớp men bên ngoài rồi bọc mão sứ được chế tác đúng khớp cắn thay vì phải niềng răng.
Răng thưa, hở kẽ nhẹ
Cách trám răng sẽ không hiệu quả với trường hợp răng bị thưa nhiều do miếng trám dễ bị bong tróc ra ngoài khi chịu lực ăn nhai. Bởi vậy tiến hành bọc răng sứ cho răng thưa để che đi kẽ hở hiệu quả.
Răng ố vàng, nhiễm màu nặng
Hút thuốc lá lâu năm, dùng nhiều thuốc kháng sinh, vệ sinh răng miệng kém, ăn uống nhiều thực phẩm màu,… làm cho răng ố vàng, nhiễm màu nặng. Bọc sứ sẽ mang đến hàm răng mới trắng đều và thẩm mỹ hơn.
Nguyên nhân mài răng xong bị ê buốt
Bọc sứ là kỹ thuật có tác động trực tiếp đến cấu trúc răng thật. Cụ thể, bác sĩ phải mài đi lớp men răng bên ngoài theo một tỷ lệ nhất định, để có thể gắn mão sứ lên trên dễ dàng và bền chắc hơn.
Thao tác này thường khiến cho răng bị ê buốt, đau nhức trong 1 – 2 tuần đầu tiên và bệnh nhân không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ê răng kéo dài hơn thì có thể do 2 nguyên nhân sau đây:
Nguyên nhân do bác sĩ
Trường hợp bác sĩ không có chuyên môn cao hoặc thiếu kinh nghiệm, rất dễ tính toán sai tỷ lệ mài cùi răng hoặc thao tác mài không chuẩn xác. Dẫn tới mài lệch răng, mài quá sâu lộ cả ngà răng. Làm cho răng bị tổn thương và đau buốt, khó chịu kéo dài.
Nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ mắc sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, thậm chí lung lay, gãy rụng răng.
Ngoài ra, nếu bác sĩ lắp răng sứ cao hơn bình thường hoặc lệch so với răng đối diện, thì khi ăn nhai sẽ tạo áp lực lớn lên răng sứ lẫn răng thật, gây cảm giác đau nhức.
Nguyên nhân do người bệnh
Tình trạng ê buốt răng còn xuất phát từ thói quen ăn uống và cách chăm sóc răng miệng của bệnh nhân.
Nhiều người chỉ mới bọc sứ nhưng lại ăn quá nhiều đồ cứng, dai hoặc lạnh, chua… khiến răng bị kích thích và ê buốt nhiều hơn. Bên cạnh đó, hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt… cũng dễ gây tổn thương và làm viêm nhiễm nướu, răng.
Đặc biệt, nếu chủ quan trong việc vệ sinh răng miệng, không giữ răng sạch sẽ, càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra nhiều bệnh lý khiến răng đau buốt hơn.
Mài răng xong bị ê buốt kéo dài trong bao lâu?
Mài răng xong bị ê buốt kéo dài trong bao lâu là câu hỏi của nhiều người. Trên thực tế, triệu chứng này sẽ kéo dài khoảng 2- 3 ngày rồi tự hết. Do vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Còn nếu thấy tình trạng ê buốt kéo dài suốt 1 tuần, thậm chí là lâu hơn và không có dấu hiệu dừng lại thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Cách khắc phục tình trạng ê buốt sau khi mài răng
- Sử dụng kem đánh răng chống ê buốt: Đây là giải pháp đơn giản và hiệu quả để giảm tình trạng ê buốt. Các sản phẩm này chứa thành phần giúp làm dịu ngà răng và bảo vệ lớp men răng.
- Tránh thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Trong thời gian đầu sau khi mài răng, nên tránh ăn uống các món ăn có nhiệt độ quá chênh lệch, vì chúng có thể kích thích răng và làm tăng cảm giác ê buốt.
- Hạn chế thức ăn chua và ngọt: Các loại thực phẩm này có thể làm hỏng men răng và khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.
- Điều chỉnh kỹ thuật mài răng: Nếu tình trạng ê buốt kéo dài hoặc quá nghiêm trọng, bạn nên đến gặp nha sĩ để kiểm tra lại kỹ thuật mài răng và thực hiện các biện pháp phục hồi cần thiết.
- Súc miệng với nước muối: Trong dung dịch nước muối có chứa các ion giúp giảm viêm, tiêu sưng hiệu quả. Đồng thời giúp loại bỏ được nhiều vi khuẩn có hại khỏi khoang miệng.
Hy vọng với những chia sẻ về nguyên nhân cũng như cách giảm ê buốt sau khi mài răng, đã phần nào giải đáp được các thắc mắc của bệnh nhân. Đồng thời, nếu muốn có một hàm răng sứ chắc khỏe, thì người bệnh cần phải chọn đúng nha khoa uy tín ngay từ đầu và quan tâm, chăm sóc răng miệng thật kỹ lưỡng.