SÂU RĂNG LÀ GÌ? CÁCH CHỮA VÀ PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG
SÂU RĂNG LÀ GÌ? CÁCH CHỮA VÀ PHÒNG NGỪA SÂU RĂNG
Sâu răng là gì?
Sâu răng là một bệnh lý về răng phổ biến nhất thế giới. Mặc dù trẻ em có tỷ lệ bị răng bị sâu cao hơn nhưng mọi lứa tuổi đều có thể mắc phải. Răng bị sâu là răng có mô cứng bị tổn thương làm mất lớp men, gây ra những lỗ nhỏ trên bề mặt hoặc trên thân răng. Nếu nghiêm trọng, răng có thể bị nhiễm trùng hoặc mất răng.
Nguyên nhân dẫn đến sâu răng
Nguyên nhân chính gây ra căn bênh này là do các chủng vi khuẩn trong miệng và cách vệ sinh răng miệng chưa đúng.
Trên thực tế, luôn có vi khuẩn tồn tại trong răng miệng. Khi chúng ta ăn, nếu thức ăn bám trên răng và trong kẽ răng không được vệ sinh sạch (đặc biệt là tinh bột và đường), chúng sẽ kết hợp với enzyme trong nước bọt tạo thành mảng bám. Lâu dần, mảng bám sẽ biến thành vôi răng. Khi đã hình thành, vôi răng rất khó bị đánh tan bởi cách đánh răng thông thường, đây sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn trú ngụ và sinh sôi.
Vi khuẩn sẽ ăn mòn dần dần lớp men răng làm răng bị sâu. Bệnh lý này có 4 giai đoạn, nếu thường xuyên quan sát răng, bạn có thể phát hiện răng bị sâu từ giai đoạn đầu:
- Giai đoạn 1: Trên răng sẽ xuất hiện những đốm màu ố vàng hoặc trắng đục bất thường, lúc này chính là lúc vôi răng đang hình thành.
- Giai đoạn 2: Men răng ở giai đoạn này sẽ bị ăn mòn và biến thành màu đen. Răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi dùng thức ăn, đồ uống nóng, lạnh, có vị chua,…
- Giai đoạn 3: Lỗ sâu sẽ ngày càng lan rộng và sâu vào trong đến tận lớp ngà và tủy. Bạn sẽ cảm nhận được sự đau nhức ở răng sâu và miệng có mùi hôi.
- Giai đoạn 4: Tình trạng viêm của tủy sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị và gây chết tủy. Nếu cả phần buồng tủy và tủy ở chân răng đều chết, thì cần phải can thiệp bằng cách chữa tủy và phủ sứ để giữ lại răng thật. Với tình trạng răng đã hư tổn quá nhiều hoặc bị rụng, bạn phải nhổ bỏ răng sâu, xử lý ổ sâu viêm và áp dụng các phương pháp sử dụng răng giả để đảm bảo khả năng ăn nhai.
Các triệu chứng của sâu răng
Tốt nhất bạn hãy khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý của răng, bao gồm tình trạng răng. Vì răng có thể đã sâu rồi trước khi bạn kịp nhận ra. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên quan sát kỹ răng của mình thì vẫn có thể nhận ra một số triệu chứng, như:
- Trên bề mặt răng bắt đầu xuất hiện những đường màu đen
- Trên thân răng, mặt răng xuất hiện những lỗ hổng màu đen
- Răng ngả màu trắng ngà, nâu hoặc đen
- Răng trở nên nhạy cảm hơn, có cảm giác đau hoặc ê buốt răng khi ăn đồ ngọt, chua, nóng hoặc lạnh
- Cảm thấy răng bị đau nhức trong lúc bình thường hoặc khi ăn nhai
Điều trị như thế nào?
Tùy theo mức độ sâu của răng mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách chữa trị phù hợp nhất. Có 4 biện pháp chữa trị cơ bản cho răng bị sâu:
- Chữa trị bằng Florua: Nếu phát hiện sâu răng sớm ở giai đoạn đầu hoặc khi lớp men chỉ bị tổn thương nhẹ, thì phương pháp này có thể được sử dụng để hồi phục men răng. Florua dạng lỏng, bọt hoặc gel được dùng để phủ lên răng sâu. Phương pháp này rất nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.
- Trám răng: Đây có lẽ là cách chữa trị răng bị sâu phổ biến nhất nhờ vào chi phí thấp, không đau và sử dụng được cho nhiều mức độ bị sâu. Lỗ sâu sẽ được làm sạch và phủ kín bằng vật liệu trám răng, chẳng hạn như: kim loại vàng, hỗn hợp bạc Amalgam, nhựa Composite, sứ và Lonomer thủy tinh,…
- Phủ răng sứ: Khi răng có vết sâu quá lớn, răng yếu, hoặc chết tủy nhưng răng vẫn còn khá nguyên vẹn thì phủ răng sứ là biện pháp phù hợp nhất để giữ lại răng thật. Mão sứ sẽ được phủ lên toàn bộ răng và cố định. Răng sứ có rất nhiều loại và mức giá khác nhau, răng toàn sứ luôn được ưu tiên lựa chọn.
- Nhổ bỏ răng: Răng sâu quá nghiêm trọng, không thể phục hồi và có thể ảnh hưởng xấu đến xương hàm thì cần phải được loại bỏ. Đối với người lớn, khi nhổ răng vĩnh viễn thì cần các giải pháp kèm theo để đảm bảo chức năng ăn nhai, và hạn chế sự xô lệch của các răng xung quanh (bắt cầu răng sứ, cấy ghép Implant,…).
Cách phòng ngừa sâu răng
Chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa cho bản thân và gia đình. Hãy tập thói quen ăn uống lành mạnh và vệ sinh răng miệng kỹ càng cho con của bạn ngay từ nhỏ để có được hàm răng chắc khỏe và trắng sáng.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau mỗi bữa ăn, súc miệng bằng nước chuyên dụng hoặc nước muối, và kết hợp vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước.
- Thăm khám răng định kỳ (6 tháng/lần) để được kiểm tra răng chuyên sâu, lấy vôi răng và phát hiện kịp thời các tình trạng xấu của răng.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn vặt, nhất là những thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột và nước giải khát có gas.
- Bổ sung những thực phẩm tốt cho răng như sữa, sữa chua, phô mai, táo, dâu, cam, các loại hạt,…
Hãy quan tâm và chăm sóc hàm răng của mình thật cẩn thận để bảo vệ nụ cười của mình bạn nhé! ST Dentist sẽ là nơi lựa chọn phù hợp để bạn có thể kiểm tra răng định kỳ hoặc giải quyết các vấn đề về răng. Chúng tôi tự hào rằng đội ngũ bác sĩ chính quy, máy móc hiện đại và sự tận tâm chân thành của từng thành viên của ST Dentist có thể mang lại cho quý khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất!
TRUNG TÂM NHA KHOA THẨM MỸ ST DENTIST Chi nhánh TP.HCM: 321 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP.HCM Chi nhánh Cần Thơ: 141 Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiểu, TP. Cần Thơ Hotline: 028.999.888.86 Fanpage: https://www.facebook.com/NhakhoaSTDentist/