Lắp Răng Sứ Bị Kênh Có Sao Không【BS.Tư Vấn】
Lắp răng sứ là một phương pháp phổ biến trong nha khoa để cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sau khi lắp răng sứ, người bệnh có thể gặp phải tình trạng lắp răng sứ bị kênh, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục tình trạng này?
Lắp răng sứ bị kênh là gì?
Lắp răng sứ bị kênh là tình trạng ăn nhai trở nên khó khăn, vướng víu do cảm giác cộm cấn khó chịu. Bạn sẽ không cảm thấy thoải mái trong trường hợp này, thậm chí chúng còn gây ra các tổn thương cho răng và nướu, gây đau đớn.
Bọc răng sứ là kỹ thuật không quá phức tạp, dễ dàng cải thiện nụ cười. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cũng như an toàn cho khách hàng, đòi hỏi Bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm và chuyên môn tốt.
Ngoài ra, để bọc răng sứ thành công còn cần rất nhiều yếu tố, nếu không thực hiện tốt các yếu tố đó sẽ phát sinh các rủi ro gây nên tình trạng bọc răng sứ bị cộm. Cùng tìm hiểu xem các yếu tố gây nên tình trạng này là gì nhé.
Nguyên nhân dẫn đến lắp răng sứ bị kênh
Bọc răng sứ là phương pháp đòi hỏi kỹ thuật tốt với mức độ chính xác cao. Vì thế chỉ cần sai sót nhỏ xảy ra cũng khiến răng bị kênh, gây ê buốt và khó chịu khi ăn uống. Cùng điểm qua những nguyên nhân gây nên tình trạng lắp răng sứ bị kênh nhé:
Tay nghề bác sĩ kém lắp răng sứ bị kênh
Khi bọc răng sứ, nếu bác sĩ chưa có kinh nghiệm hoặc mới vào nghề sẽ dễ dẫn đến thao tác sai kỹ thuật và độ chính xác không được đảm bảo. Từ đó không biết cách điều chỉnh mão sứ khít với răng thật, khiến lắp răng sứ bị kênh hoặc đè lên nướu.
Bên cạnh đó nếu sĩ thiếu kinh nghiệm, bất cẩn trong vệ sinh răng miệng, mài cùi lệch chuẩn, điều trị bệnh lý cho bệnh nhân chưa triệt để cũng là nguyên nhân khiến mão sứ bị kênh.
Bệnh lý chưa điều dị dứt điểm
Trường hợp bệnh nhân gặp bệnh lý về răng miệng nặng như viêm nướu, sâu răng,…. không được điều trị dứt điểm trước khi bọc sứ cũng là nguyên nhân gây nên sai lệch khi lấy dấu và lắp răng. Từ đó khiến răng sứ bị kênh.
Do mài răng và lấy dấu răng lệch chuẩn
Kỹ thuật mài răng sứ trước khi bọc đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối, đảm bảo tỷ lệ mài vừa đủ, không quá to cũng không quá nhỏ.
Với trường hợp mài răng sứ không đều, các mặt răng sai tỷ lệ thì chắc chắn lắp răng sứ bị kênh và thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến cùi răng thật.
Nếu răng sứ bị mài quá sâu vào răng thật sẽ gây tổn thương nướu và ảnh hưởng đến tủy răng. Ngoài ra việc lấy dấu răng bằng dụng cụ thô sơ cũng sẽ ảnh hưởng đến việc chế tác răng sứ, gây cộm khi gắn lên hàm.
Chăm sóc sai cách
Sau khi bọc răng sứ, bạn cần chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa nhằm tránh việc răng sứ hư hại. Để lại thức ăn tại kẽ, chân răng khiến mảng bám tích tụ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng răng sứ cộm, kênh. Đồng thời bạn cũng cần hạn chế ăn đồ quá nóng hay quá lạnh dễ gây ảnh hưởng đến răng sứ mới phục hình.
Hậu Quả Của Việc Lắp Răng Sứ Bị Kênh
- Khó chịu khi nhai: Răng sứ bị kênh có thể làm cho việc nhai trở nên khó khăn và không đều, gây đau nhức hoặc mỏi cơ hàm.
- Tổn thương mô mềm: Nếu răng sứ không khít, nó có thể cọ xát vào nướu hoặc lưỡi, gây tổn thương và viêm nhiễm.
- Giảm hiệu quả thẩm mỹ: Răng sứ bị kênh không chỉ ảnh hưởng đến chức năng mà còn làm giảm đi tính thẩm mỹ, khiến nụ cười không tự nhiên.
- Nguy cơ hỏng răng thật: Lực nhai không đều do răng sứ bị kênh có thể gây hỏng răng thật bên dưới hoặc làm yếu các răng kế bên.
Cách khắc phục lắp răng sứ bị kênh
Với những ảnh hưởng nguy hiểm mà việc lắp răng sứ bị kênh mang lại, chắc chắn cần có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt. Khách hàng nên lựa chọn những địa chỉ bọc răng sứ uy tín, nơi có bác sĩ tay nghề cao để xử lý nhanh nhất.
Tùy từng nguyên nhân, bác sĩ có những lộ trình điều trị phù hợp như sau:
- Với trường hợp răng sứ bị kênh do lắp không sát khít thì không nhất thiết phải tháo mão sứ. Bác sĩ có thể hàn trám bít những kẽ hở giữa răng sứ và cùi răng, nhằm ngăn ngừa thức ăn và vi khuẩn lọt vào. Nếu bạn mới lắp răng sứ và bị cộm do kỹ thuật thì bác sĩ có thể điều chỉnh và cân đối lại mão sứ về đúng tỷ lệ.
- Với nguyên nhân do mài răng và lấy dấu hàm không chính xác: Bác sĩ sẽ tiến hành cắt toàn bộ răng sứ cũ ra để điều chỉnh lại đường mài răng. Khi đã cắt bỏ răng sứ cũ, khách hàng sẽ được lấy lại dấu hàm và chế tác mão sứ phù hợp hơn.
- Do vệ sinh răng miệng không đúng cách: Trong trường hợp, bác sĩ sẽ làm sạch mảng bám trên răng và hướng dẫn khách hàng chăm sóc răng miệng đúng cách để tránh tình trạng mắc thức ăn gây cộm.
Những phương pháp giúp điều trị tình trạng bọc răng sứ bị cộm sẽ khiến khách hàng mất rất nhiều thời gian và chi phí thực hiện. Do đó, ngay từ đầu khi làm răng sứ, bạn nên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao với thiết bị hiện đại để bảo bảo chất lượng.