Hàm Tháo Lắp Trên Implant Là Gì?【Chia Sẻ Kiến Thức】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Ba, 08 Tháng Mười 2024

Hàm tháo lắp trên implant là một trong những giải pháp hiện đại giúp phục hồi răng cho những người mất răng toàn hàm, mang lại sự tiện lợi và hiệu quả vượt trội. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về hàm tháo lắp trên implant, từ khái niệm, ưu điểm đến quy trình thực hiện và những điều cần lưu ý.

co-nen-lam-ham-thao-lap-tren-implant

Hàm tháo lắp trên Implant là gì?

Hàm tháo lắp trên implant là loại hàm giả được cố định một phần hoặc hoàn toàn trên các trụ implant cấy ghép vào xương hàm. Khác với hàm tháo lắp truyền thống chỉ dựa vào nướu và mô mềm để giữ chặt, hàm tháo lắp trên implant có sự hỗ trợ của các trụ implant, giúp tăng độ ổn định và giảm sự dịch chuyển khi ăn nhai.

Loại hàm này có thể dễ dàng tháo ra để vệ sinh và lắp lại mà không gây bất tiện cho người sử dụng. Điều này tạo cảm giác thoải mái hơn so với việc sử dụng hàm cố định.

Có nên sử dụng hàm tháo lắp trên Implant?

Hàm tháo lắp trên Implant là phương án phục hình răng bị mất đặc biệt cho những người bị mất nhiều răng hoặc có nhu cầu trồng răng Implant toàn hàm, đây là phương pháp kết hợp giữa hàm răng giả tháo lắp và trụ Implant.

Để có thể thực hiện được phương án này Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép ít nhất 02 trụ Implant vào phần xương hàm, 02 trụ Implant ấy sẽ là điểm tựa để giữ hàm tháo lắp bên trên, và cả 2 sẽ được liên kết với nhau bằng khóa cài. Phương pháp này sau khi thực hiện giúp cô chú/anh chị sở hữu nét thẩm mỹ cho răng, nụ cười và đồng thời cũng đảm bảo được việc ăn nhai.

Các loại hàm tháo lắp trên Implant

Hàm tháo lắp trên Implan không có thanh bar

Mỗi Implant sẽ gắn với một khóa cài có hình bi và các khoá cài trên Implant sẽ ăn khớp với một ổ chứa trên hàm phủ. Loại khoá cài hàm phủ này linh hoạt, dễ tháo lắp hơn khoá cài bằng thanh bar. Phổ biến nhất là hàm phủ trên răng Implant bằng bi dạng nam châm hoặc locator.

ham-thao-lap-tren-implant-khong-thanh-bar

Hàm tháo lắp trên Implant dạng có thanh bar

Hàm tháo lắp trên Implant có thanh bar sẽ sử dụng sẽ sử dụng một thanh nối bằng kim loại nối các trụ Implant lại với nhau (2 - 6 trụ Implant). Hàm phủ sẽ gắn khít lên thanh nối này và được giữ lại bằng các kẹp hoặc khoá cài. Khoá cài này ổn định cao và phù hợp cho trường hợp mất nhiều răng, hoặc có xương hàm yếu. Dạng hàm tháo lắp trên Implant có thanh bar thường được áp dụng khi trồng răng Implant All on - 4 hoặc All on - 6.

Hàm tháo lắp trên Implant dạng All on - 4 được thực hiện bằng cách đặt 4 trụ Implant trên mỗi hàm bị mất răng có thanh bar để liên kết và nâng đỡ hàm gồm 12 răng phục hình lên trên giúp ăn nhai gần như răng thật.

Hàm tháo lắp trên Implant dạng All on - 6 sẽ được thực hiện bằng cách đặt 6 trụ Implant vào mỗi hàm. Phần lớn 6 trụ Implant này sẽ được đặt thẳng liên kết với nhau bằng thanh bar và cùng nâng đỡ hàm phía trên đảm bảo nhai vững chắc.

ham-thao-lap-tren-implant-co-thanh-bar

Những điều cần lưu ý khi sử dụng hàm tháo lắp trên Implant

  • Để thực hiện phương pháp hàm tháo lắp trên Implant, yêu cầu xương hàm của bệnh nhân phải đủ điều kiện về mật độ và độ chắc chắn mới có thể cấy trụ thành công. Còn với những trường hợp bị tiêu xương nhiều sẽ được ghép thêm xương để đảm bảo quá trình phục hình răng thành công.
  • Lựa chọn những nha khoa uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao và tay nghề giỏi để đạt được kết quả trồng răng giả tối ưu, hạn chế những biến chứng không mong muốn cho sức khỏe sau này.
  • Sau khi trồng răng, nên có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất, vitamin. Đồng thời hạn chế những đồ quá cứng dai, hoặc chứa nhiều đường, tinh bột.
  •  Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: chải răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch thức ăn thừa. Tránh gây mùi hôi miệng do thức ăn bám vào.
  • Thăm khám răng định kỳ, để bác sĩ làm sạch vôi răng và kiểm tra tình trạng trụ Implant, hàm phủ.

ve-sinh-ham-thao-lap-tren-implant

Để biết bản thân có phù hợp thực hiện phương án hàm giả tháo lắp trên Implant hay không, bệnh nhân nên trực tiếp đến nha khoa để bác sĩ thăm khám kiểm tra tổng quát và chụp phim CT. Sau đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

 

 

 

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY