Có Nên Bọc Răng Sứ Không Các Mẹ【BS.Giải Đáp】
Bọc răng sứ hiện đang là phương pháp thẩm mỹ nha khoa được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên với trẻ dưới 16 tuổi có nên bọc răng sứ không các mẹ? Đây là nỗi băn khoăn của rất nhiều mẹ, hãy cùng nhau tìm câu trả lời cho vấn đề này trong bài viết dưới đây nha.
Có Nên Bọc Răng Sứ Không Các Mẹ?
Để làm rõ vấn đề trên, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp ý kiến từ chuyên gia để đưa ra câu trả lời chính xác.
Có nên bọc răng sứ cho người lớn không?
Phương pháp bọc răng sứ có thể phục chỉnh được tình trạng răng sứt mẻ, răng sâu, răng bị xỉn do nhiễm màu kháng sinh,… một cách nhanh chóng, đồng thời mang đến hiệu quả cao. Tuy nhiên, các bạn cần trải qua thao tác mài răng, điều này làm nhiều người lo lắng.
Trên thực tế, nếu đáp ứng được các tiêu chí về bác sĩ thực hiện có chuyên môn, tay nghề cao; cơ sở vật chất đầy đủ với các máy móc hiện đại; cũng như đảm bảo đúng nguyên tắc và tỉ lệ mài cùi răng thì tuyệt đối không gây ảnh hưởng đến mô răng thật. Bên cạnh đó, phương pháp này còn mang đến nhiều lợi ích khác như:
- Đảm bảo tính thẩm mỹ: Răng được bọc sứ mang màu sắc tự nhiên, có hình dáng và kích thước tương tự răng thật. Hơn nữa còn đảm bảo có độ sát khít, đều đẹp và trắng sáng, từ đó giúp bạn có nụ cười tỏa sáng, rạng rỡ hơn.
- Đảm bảo chức năng ăn nhai: Các loại răng sứ chất lượng có độ cứng chắc tương tự như răng thật, thậm chí còn cao gấp nhiều lần so với răng thật với những dòng sứ cao cấp. Nhờ đó, quá trình ăn nhai diễn ra thuận lợi, không làm hư hại đến răng.
- Độ bền cao: Với dòng răng sứ kim loại, độ bền khoảng 7 – 10 năm, còn các dòng răng toàn sứ tuổi thọ thường kéo dài 15 – 20 năm, thậm chí là 30 năm hoặc hơn thế nữa nếu được chăm sóc đúng cách.
- Đảm bảo an toàn: Phương pháp bọc răng sứ không gây đau đớn, cảm giác ê buốt chỉ xuất hiện trong 1 – 2 ngày đầu và nhanh chóng biến mất hoàn toàn sau đó. Mặt khác, răng toàn sứ được làm từ chất liệu sứ nha khoa cao cấp nên không gây kích ứng cho cơ thể, xỉn màu, vôi hóa hay gây hại cho răng.
- Thời gian thực hiện nhanh: Với phương pháp bọc răng sứ chỉ sau 2 – 3 ngày sẽ hoàn tất, các khuyết điểm của hàm răng được khắc phục nhanh chóng. Nhờ đó, chỉ trong thời gian ngắn các bạn đã có được hàm răng chắc khỏe, đều đẹp và đảm bảo cả về tính thẩm mỹ lẫn chức năng ăn nhai.
- Hạn chế bệnh nha khoa: Phương pháp bọc răng sứ giúp các răng đều khít lại với nhau, nhờ đó việc vệ sinh răng miệng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Đồng thời hạn chế việc thức ăn thừa bám dính vào các kẽ răng, gây bệnh lý liên quan đến răng miệng.
Có nên bọc răng sứ cho trẻ nhỏ không các mẹ?
Có nên bọc răng sứ không các mẹ nếu như đối tượng đó là trẻ nhỏ? Đây là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm hiện nay. Trả lời cho câu hỏi này, nhiều chuyên gia cho rằng việc bọc răng sứ ở trẻ nhỏ là không nên.
Lý do là bởi, thời điểm chưa thay răng, khi làm răng sứ, có thể ảnh hưởng tới việc mọc của răng vĩnh viễn sau này. Bên cạnh đó, bọc sứ răng của trẻ em có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng khác như:
- Ảnh hưởng tới việc mọc răng: Khi chiếc răng của trẻ đang phát triển thì việc mài cùi răng có thể khiến chúng không tiếp tục phát triển nữa. Ngoài ra, mão sứ có độ bền, độ cứng cáo nên bên cạnh những tác dụng đảm bảo khả năng ăn nhai chúng có thể vô tình chèn ép, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống răng kế cận.
- Gây tâm lý sợ hãi ở trẻ: Trẻ nhỏ đa phần đều rất sợ phòng khám và các dụng cụ y tế như kim tiêm, kìm,… Do đó, đưa trẻ đi bọc sứ cho răng là điều không nên làm, hành động này có thể khiến con trẻ bị ám ảnh, đồng thời gây ảnh hưởng tới tâm lý, cũng như sự phát triển sau này.
- Theo thời gian mão sứ có thể gây cộm: Trẻ nhỏ có răng và xương hàm vẫn tiếp tục phát triển. Vì thế khi bọc mão sứ bên ngoài thì một vài năm sau có thể gây ra tình trạng cốm, cấn, khó chịu. Thậm chí, tình trạng có thể làm các bé bị đau nhức và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.
Như vậy, đáp án của câu hỏi “có nên bọc sứ không các mẹ” như sau, đối với trẻ em thì việc bọc sứ là chưa nên. Bọc sứ cho răng trẻ nhỏ có thể gây nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khỏe răng miệng.
Những trường hợp không nên bọc sứ ở trẻ dưới 16 tuổi
Như đã chia sẻ ở trên, nếu gặp phải trường hợp bắt buộc như răng bị mẻ, vỡ nặng hoặc không thể hàn trám thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến giải pháp bọc răng sứ. Nhưng các trường hợp trẻ dưới 14 tuổi dưới đây lại không thể áp dụng phương pháp này.
Răng vĩnh viễn của trẻ phát triển chưa ổn định
Nếu răng của trẻ chưa phát triển ổn định nhưng vẫn cố tình bọc răng sứ thì sẽ gây chèn ép và ảnh hưởng các răng bên cạnh. Điều này lâu dài sẽ tăng nguy cơ làm sai lệch khớp cắn và rối loạn chức năng nhai.
Trẻ mắc bệnh lý toàn thân
Không nên bọc răng sứ cho trẻ 14 tuổi nếu bé đang mắc phải bệnh lý toàn thân như máu khó đông, bệnh tim mãn tính...Nguyên nhân là do khi bọc răng cần tiêm thuốc tê để giảm đau. Tuy nhiên, thành phần của thuốc tê có chứa chất làm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ, làm bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Khớp cắn của trẻ bị lệch nghiêm trọng
Khi khớp cắn của trẻ bị sai lệch nghiêm trọng, bọc răng sứ không phải là phương pháp tối ưu. Mà thay vào đó, phụ huynh nên cho trẻ đi niềng răng để bác sĩ chỉnh răng về đúng vị trí khớp cắn chuẩn.
Răng trẻ quá nhạy cảm
Trước khi tiến hành bọc sứ, bác sĩ cần phải thực hiện bước mài cùi răng. Nếu răng trẻ nhạy cảm thì cực kỳ ê buốt và dễ tác động đến tủy răng. Khi đó, răng sẽ dần yếu đi, tình trạng đau buốt kéo dài và ảnh hưởng đến khả năng nhai sau này.
Răng bị vỡ quá lớn
Nếu trường hợp răng trẻ bị vỡ một mảng quá lớn, chỉ sót lại một chút phần chân răng, thì không nên bọc răng sứ. Nguyên nhân được nhắc tới là do phần chân răng sót lại quá ít, răng sứ không thể cố định chắc chắn.
Trong tình trạng này, bác sĩ buộc phải loại bỏ chân răng và dùng hàm giữ khoảng cách, nhằm giúp cho các khoảng trống mất răng không làm các răng khác mọc lệch. Sau khi trẻ đủ 18 tuổi, có thể trồng răng Implant để ngăn ngừa việc tiêu xương hàm và phục hồi chức năng nhai.
Làm sao để hạn chế phải bọc răng sứ cho trẻ em?
Để hạn chế việc phải bọc răng sứ cho trẻ em thì cần ngăn ngừa sâu răng ở trẻ. Phụ huynh cần phải chú ý tới một số điều sau đây:
- Tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng mỗi ngày. Bằng cách đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông tơ. Sử dụng kèm với kem đánh răng chứa flour.
- Đưa trẻ đến nha khoa thăm khám răng định kỳ 6 tháng/ lần. Điều này giúp theo dõi tình trạng răng miệng của bé tốt hơn, ngăn chặn các bệnh lý răng miệng có thể xảy ra.
- Hướng dẫn trẻ chải răng theo chiều dọc để hạn chế mòn chân răng.
- Phụ huynh có thể sắm cho trẻ một số dụng cụ hoặc sản phẩm chăm sóc răng đi kèm như: Bàn chải điện, máy tăm nước, nước súc miệng, bàn chải kẽ răng,…Tất cả đều mang lại công dụng làm sạch mảng bám và ngăn ngừa sâu răng ở trẻ.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề "có nên bọc răng sứ không các mẹ?". Nếu bạn còn thắc mắc gì hãy gọi ngay hotline 0898.909.333 để được tư vấn và đặt hẹn nha.