DẤU HIỆU CỦA BỆNH VIÊM NHA CHU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
DẤU HIỆU CỦA BỆNH VIÊM NHA CHU VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Viêm nha chu là bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng, hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là một trong những nguyên nhân thường gặp của tình trạng mất răng ở người lớn. Bệnh diễn tiến thầm lặng nên rất dễ bị bỏ qua, thường được phát hiện rất trễ khi bệnh đã nặng.
Thế nào là nướu răng khỏe mạnh?
Một người có nướu răng khỏe mạnh sẽ sở hữu những yếu tố sau:
+ Hơi thở không bị hôi.
+ Nướu có màu hồng nhạt.
+ Niêm mạc miệng không bị viêm loét, không bị đau mãn tính hay cấp tính.
+ Nướu không bị sưng, không phập phều, không bị chảy máu, mủ và đau khi ăn nhai.
+ Không có vôi răng, mảng bám đóng nhiều quanh cổ răng.
+ Không có răng bị lung lay, các răng không bị trồi lên và dài ra do nướu bị tụt xuống làm lộ cổ răng và một phần chân răng.
+ Không có túi mủ, túi nha chu, làm nhồi nhét thức ăn.
Đôi nét về bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu là giai đoạn nghiêm trọng và sau cùng của tình trạng viêm nướu răng. Nếu không điều trị tình trạng viêm nướu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng phá hủy mô và gây viêm nha chu
Khái niệm viêm nha chu:
Viêm nha chu là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng gồm nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu. Vì vậy viêm nha chu thường có những biểu hiện nguy hiểm như: bao gồm các dấu hiệu của viêm nướu, tiêu xương ổ răng, xuất hiện túi nha chu dễ bị chảy mủ, răng lung lay và suy yếu, chân răng dài ra, miệng có mùi hôi… Trong đó dấu hiệu tiêu xương ổ răng là “thông báo” rằng bệnh đã phát triển đến mức nghiêm trọng, nguy cơ mất răng cao.
Nguyên nhân gây viêm nha chu:
Nguyên nhân gây bệnh viêm nha chu chính là các vi khuẩn hiện diện trong mảng bám răng. Sự tích tụ số lượng các vi khuẩn trong mảng bám răng là yếu tố khởi phát bệnh nha chu. Tuy nhiên ngoài vai trò vi khuẩn thì tổng trạng của bệnh nhân cũng là yếu tố không kém phần quan trọng. Mảng bám vi khuẩn thường được phát hiện bằng các chất nhuộm màu. Có hai loại mảng bám: mảng bám trên nướu và mảng bám dưới nướu.
Thành phần chính trong mảng bám là vi khuẩn. Nếu không được loại bỏ thì mảng bám sẽ bị khoáng hoá dẫn đến việc hình thành vôi răng (cao răng ). Và chính bề mặt thô nhám của vôi răng là nơi lý tưởng cho sự tích tụ vi khuẩn và khả năng gây bệnh nha chu ngày càng cao hơn. Chính vì vậy mà trong điều trị bệnh nha chu ngoài các kỹ thuật điều trị chuyên biệt thì vấn đề vệ sinh răng miệng được xem như là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Biểu hiện của viêm nha chu:
Biểu hiện của bệnh cũng giống như một số hiểu hiện của bệnh viêm nướu nhưng ở tình trạng nghiêm trọng hơn: Cũng xuất hiện tình trạng nướu bị sưng phồng và đổi màu, cũng có dấu hiệu chảy máu chân răng thậm chí là chảy dịch mủ chân răng, gây ra những cơn đau ê buốt và đặc biệt là tình trạng hôi miệng nặng nề
Nhưng bệnh viêm nướu chỉ là một bộ phận nhỏ của bệnh viêm nha chu, tức là nếu bạn bị viêm nha chu chắc chắn bạn sẽ bị bệnh viêm nướu, nhưng khi bạn đang bị bệnh viêm nướu chưa chắc bạn đã bị bệnh viêm nha chu. Hay nói một cách khác là bệnh viêm nướu chính là giai đoạn phát triển đầu tiên.
Diễn biến lâm sàng của bệnh có các mức độ nặng nhẹ và xuất hiện rất sớm ở các nhóm tuổi khác nhau kể cả nam lẫn nữ nhưng thường tiến triển nặng ở những người lớn tuổi với vệ sinh răng miệng kém.
Bệnh trải qua 4 giai đoạn chính gồm:
+ Giai đoạn cao răng và mảng bám vi khuẩn tích tụ lại ở cổ răng, chung quanh lợi răng, kẽ răng sẽ kích thích gây nên tình trạng viêm lợi răng.
+ Giai đoạn lợi răng bị viêm nhiễm, sưng phồng, dễ chảy máu khi ăn và khi nhai thức ăn.
+ Giai đoạn có tình trạng viêm nhiễm lan tỏa rộng tạo thành túi nha chu chứa vi khuẩn và chất mủ nếu không được điều trị.
+ Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn xương ổ răng bị phá hủy, lợi răng bị tụt xuống, răng lung lay và rụng ra ngoài dẫn đến tình trạng mất răng.
Giải pháp khắc phục tình trạng viêm nướu, viêm nha chu
Các bước điều trị chung:
Bước 1: Bác sĩ khám và tư vấn trực tiếp để phát hiện mức độ trầm trọng của bệnh
Bước 2: Chụp phim X-quang răng (nếu cần)
Bước 3: Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp thích hợp với từng giai đoạn và mức độ của bệnh
+ Mức độ nhẹ và vừa
Quan trọng nhất là làm sạch răng miệng vùng nướu và quanh răng. Bác sĩ tiến hành cạo vôi răng và hướng dẫn bệnh nhân quy trình tự chăm sóc, làm sạch tại nhà.
+ Mức độ nặng
Khi bệnh nha chu của bạn đã diễn tiến ở mức độ nặng hơn thì việc phẫu thuật sẽ được chỉ định để điều trị một cách triệt để. Mục đích của việc phẫu thuật là phục hồi cấu trúc giải phẫu của mô nha chu và tạo thuận lợi cho việc vệ sinh răng miệng. Có 4 loại hình phẫu thuật nha chu thường xuyên được tiến hành nhất là: phẫu thuật loại bỏ túi nha chu, phẫu thuật tái tạo mô, phẫu thuật làm dài thân răng và phẫu thuật cấy ghép mô mềm.
+ Mức độ trầm trọng
Khi răng đã bị viêm nướu gây tiêu xương dẫn đến lung lay và mất răng thì nhổ răng là điều phải làm để tránh ảnh hưởng tới những răng kế cận.
Bước 4: Tái khám mỗi 6 tháng và theo dõi tình trạng bệnh nha chu.
Những lưu ý khi chăm sóc răng miệng tại nhà
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự thành công trong việc điều trị bệnh viêm nha chu.
+ Chải răng đúng phương pháp, không quá thô bạo, chải răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
+ Dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn giắt ở các kẽ răng
+ Tránh hút thuốc lá
+ Tái khám định kỳ 6 tháng/lần
Để xác định rõ ràng bạn mắc phải tình trạng viêm nướu và làm sao để “thoát khỏi” nó thì bạn nên tới trực tiếp ST DENTIST để được bác sĩ thăm khám, xác định rõ tình trạng bệnh và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp nhất.
TRUNG TÂM NHA KHOA THẨM MỸ ST DENTIST Chi nhánh TP.HCM: 321 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP.HCM Chi nhánh Cần Thơ: 141 Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Hotline: 028.999.888.86 Fanpage: https://www.facebook.com/NhakhoaSTDentist/