Trám răng là phương pháp nha khoa nhằm khắc phục răng hư hỏng, khôi phục hình dạng răng bị sâu mẻ, vỡ trở về tình trạng ban đầu với chức năng như răng thật.
Phương pháp này còn giúp ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn lên bề mặt răng và còn không ảnh hưởng nhiều đến mô răng thật như việc mài cùi chụp răng.
Khi răng sâu, bị sứt mẻ vi khuẩn sẽ phá hủy cấu trúc men răng và ngà răng, thì nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập vào tủy cao, khi tủy răng bị xâm nhập sẽ gây tình trạng viêm tủy và lâu dần gây lung lay, áp xe ổ răng. Khi đó răng không đảm bảo chức năng ăn nhai gây ảnh hưởng đến sức khỏe và việc điều trị sâu răng sẽ khó hơn hoặc có thể nhổ bỏ chiếc răng.
(1)Amalgam: là vật liệu trám phổ biến nhiều năm về trước. Là hợp kim của 1 số kim loại, thường có màu bạc và dùng cho việc trám răng hàm. Amalgam có tuổi thọ sử dụng cao vì là hợp kim chịu lực tốt. Nhưng có nhược điểm là có sự khác biệt với màu răng tự nhiên nên thẩm mỹ kém và khả năng giữ kém nên phải tạo khoảng trống trên răng rất to mới có thể trám.
(2)Ximang trám: ra đời sau amalgam và được xử dụng nhiều, loại này có màu trắng đục. Có nhiều ưu điểm như chi phí thấp, màu sắc gần giống với răng thật và có sự kiên kết bền, khó bung súc. Nhưng ngược lại đối với ximang lại chịu lực kém nên chỉ có thể trám những nơi ít chịu tác động của lực nhai.
(3)Trám onlay/inlay (miếng trám sứ): có tính chất cứng và màu sắc trong y như răng thật. Tuy nhiên, nhược điểm của sứ giòn nên rất dễ vỡ, cần phải cẩn thận trong quá trình sử dụng.
(4)Composite: là vật liệu được sử dụng phổ biến rộng rãi trong quá trình trám răng thẩm mỹ vì có nhiều màu sắc lựa chọn phù hợp với mọi răng tự nhiên, quá trình thực hiện nhanh chóng, cộng vào đó là độ chịu lực, chịu mòn cực cao. Composite đang là loại vật liệu được ưa chuộng hiện nay.
Quy trình thông thường chỉ cần một buổi hẹn với Bác sĩ là hoàn thành. Thời gian tầm khoảng 20 – 30 phút và thay đổi theo tình trạng thực tế và vật liệu trám.
Đa số các trường hợp sẽ không gây đau và diễn ra rất nhanh chóng. Tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng răng bị tổn thương của mỗi răng và vật liệu trám mà cảm giác có thể khác nhau.
Sau khi thực hiện, các vật liệu trám cần có thời gian đông đặc và khô hoàn toàn để có được sự liên kết chặt chẽ và bền vững nhất với các mô răng nên tránh ăn trong vòng vài giờ và nhai những đồ ăn cứng ở vùng răng trám. Không dùng các vật cứng nhọn tác động tới miếng trám vì sẽ gây ảnh hưởng.
Hãy đến với ST DENTIST nếu bạn đang mong muốn sở hữu nụ cười KHỎE – ĐỀU – ĐẸP. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!
Để tìm hiểu thêm về phương pháp Phủ răng sứ thẩm mỹ, bạn hãy click Quy trình phủ răng sứ thẩm mỹ tại ST Dentist
TÂM NHA KHOA THẨM MỸ ST DENTIST
Chi nhánh TP.HCM: 321 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP.HCM
Chi nhánh Cần Thơ: 141 Trần Hưng Đạo, Quận Ninh Kiểu, TP. Cần Thơ
Hotline: 028.999.888.86
Fanpage: https://www.facebook.com/NhakhoaSTDentist/