Đang Mang Thai Có Bọc Răng Sứ Được Không【BS.Tư Vấn】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Ba, 03 Tháng Chín 2024

Mang thai là giai đoạn quan trọng và nhạy cảm, khi mà sức khỏe của mẹ và bé đều được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, nhiều phụ nữ mang thai lo lắng về việc thực hiện các thủ thuật nha khoa, bao gồm bọc răng sứ. Vậy, khi đang mang thai có bọc răng sứ được không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nha.

dang-mang-thai-boc-rang-su-duoc-khong

Mang thai có làm răng sứ được không?

- Giai đoạn mang thai là lúc cơ thể của mẹ bầu dễ nhạy cảm, ngay cả với những tác động nhỏ. Vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến nghị không nên có bất kỳ can thiệp nào đến răng miệng, trong đó có bọc răng sứ.

- Bởi trong quá trình bọc sứ cần phải sử dụng đến thuốc tê, thuốc giảm đau… hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và em bé. Đặc biệt là thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ, việc dùng thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Hoặc 3 tháng cuối khi bụng mẹ đã khá to, nếu phải di chuyển nhiều lần và nằm lâu trên ghế điều trị có thể gây mệt mỏi, khó chịu cho mẹ bầu.

- Mặc dù vậy, việc làm răng sứ khi mang thai vẫn có thể thực hiện được, nếu mẹ bầu gặp các vấn đề răng miệng nghiêm trọng như: răng vỡ mẻ lớn, sâu răng nặng, viêm tủy phải chữa tủy… và có chỉ định từ bác sĩ.

- Cụ thể, mẹ bầu được phép bọc sứ trong thời điểm mang thai từ tháng thứ 4 – thứ 6 của thai kỳ. Bởi lúc này, sức khỏe của em bé đã tương đối ổn định và mẹ cũng không còn bị nghén hay nôn ói nhiều. Nên những tác động khi làm răng sứ sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé.

Quy trình làm răng sứ ở phụ nữ mang thai sao cho an toàn

Mang thai có làm răng sứ được không? Tuy giai đoạn giữa thai kỳ khá thích hợp để phục hình răng sứ nhưng mẹ bầu cũng cần phải cân nhắc dựa trên tình trạng răng. Nếu thai phụ cảm thấy quá đau nhức, răng chảy máu thường xuyên, răng hư hỏng nặng gây ảnh hưởng tới ăn nhai,… thì thai phụ có thể xin chỉ định của bác sĩ để bọc răng dù không đúng giai đoạn giữa thai kỳ.

Khi bọc răng sứ, thai phụ cần nói rõ tình trạng sức khoẻ của bản thân để bác sĩ cân nhắc phác đồ điều trị, đồng thời có sự điều chỉnh lượng thuốc gây tê, thuốc giảm đau để an toàn và hiệu quả cho thai phụ.

Phụ nữ trong thai kỳ thường hay mắc các bệnh lý răng miệng nên sau khi bọc răng sứ, thai phụ cần chăm sóc răng miệng kỹ càng, theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời phải thăm khám định kỳ tại nha khoa để đảm bảo hiệu quả bọc răng sứ và giữ sức khỏe răng miệng ở mức tối ưu.

Quy trình bọc răng sứ cho thai phụ sẽ có những bước sau:

  • Bước 1: Nha sĩ thăm khám sức khỏe răng miệng của thai phụ, tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa và đưa ra tư vấn phù hợp cho thai phụ.
  • Bước 2: Xây dựng phác đồ bọc răng sứ an toàn cho thai phụ.
  • Bước 3: Mài cùi răng gốc. Trước khi mài, nha sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc gây tê sao cho an toàn và phù hợp với thể trạng của thai phụ. Sau đó vệ sinh khoang miệng cho thai phụ.
  • Bước 4: Lấy dấu răng bằng thạch cao và gửi về phòng chế tác răng sứ. Thai phụ sẽ được gắn răng tạm để vẫn có thể ăn nhai bình thường trong lúc đợi răng sứ hoàn thiện.
  • Bước 5: Gắn mão răng sứ lên cùi răng của thai phụ.

bao-nhieu-tuoi-thi-boc-rang-su-duoc-2

Lưu ý bọc răng sứ khi mang thai

Bọc răng sứ khi mang thai bạn cần lưu ý các thông tin sau đây vừa đảm bảo được tình trạng sức khỏe cho mẹ bầu mà không phải lo ngại các biến chứng hay vấn đề rủi ro khác.

  • Khi thăm khám bạn cần nói rõ tình trạng hiện tại của mình, như đang mang thai tháng thứ mấy, sức khoẻ có ổn định hay không, bạn được bác sĩ phụ sản đồng ý để thực hiện phương pháp bọc răng toàn sứ hay không. Sau khi bác sĩ nắm thông tin cụ thể dễ dàng thăm khám và đưa ra những chỉ định phù hợp nhất cho bạn.
  • Tìm hiểu cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, đính kèm là cơ sở vật chất hiện đại, với tay nghề bác sĩ giàu kinh nghiệm giúp bạn sớm đạt kết quả như mong muốn.
  • Nếu bạn đang tham khảo thời điểm nào có thể thực hiện bọc răng sứ toàn sứ, thì lưu ý mà nha khoa muốn đem đến cho bạn là sau tháng thứ 3 cho đến tháng thứ 6 có thể áp dụng được nhé.
  • Đặc biệt với giai đoạn cuối thai kỳ bạn không nên áp dụng bất kỳ phương pháp nào, vì thời điểm này rất nhạy cảm, bạn nên chú tâm vào bồi dưỡng sức khỏe để chuẩn bị chào đón con yêu.
  • Vì quá trình mang thai thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ sở thích ăn uống, chính vì vậy bạn cần lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách để không phải đối mặt với những bệnh lý.
  • Sau khi thực hiện răng toàn sứ bạn hết sức lưu ý về cách chăm sóc để duy trì độ bền lâu dài cho chiếc răng này. Cần lưu ý trong cách chọn thực phẩm ăn uống hàng ngày hạn chế sử dụng thức ăn quá cứng, quá nóng, những thực phẩm dễ bám màu trên răng cũng cần lưu ý ít dùng đến.

Như vậy với những lưu ý về bọc răng sứ khi mang thai sẽ giúp bạn có lượng thông tin hữu ích. Hi vọng các mẹ bầu sẽ tìm hiểu kỹ để tránh được những rủi ro không mong muốn, vì là có bầu nên cần phải kỹ càng hơn trong mọi quá trình chọn lựa và thăm khám nên bạn hãy tham khảo nhé. Nếu bạn còn thắc mắc hãy gọi ngay hotline 0898.909.333 để được tư vấn tận tình và miễn phí.

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY
TRÌNH TẠO MÃ CODE
Linear Codes
Code-128
Code-39
Pharmacode
PharmaCode
Codabar
Codabar
MSI
MSI
MSI 10
MSI 11
MSI 1010
MSI 1110
EAN / UPC
EAN 8
EAN 13
EAN 5
EAN 2
UPC
ITF
ITF-14
QRCODE
QRCODE

Code-128

Dữ liệu:

Hiện dữ liệu nhập vào

Định dạng ảnh

Độ to chữ
20
Độ rộng BarCode
2
Chiều cao BarCode
40
Màu nền
Màu BarCode

Code-128

Dữ liệu:

Định dạng ảnh

Logo trong QR Code
Kích thước Logo
Lề Logo QRCode
5
Độ to QRCode
200

Kiểu

Kiểu Nút Góc

Kiểu Chấm Trong Góc

Màu QRCode
Màu nền