Bọc Răng Sứ Có Hết Móm Không【BS.Tư Vấn】

Tác giả: stdentist Cập nhật: Thứ Bảy, 31 Tháng Tám 2024

Răng móm gây nhiều bất tiện như làm khuôn mặt mất cân đối, phát âm khó nghe, cũng như ảnh hưởng đến chức năng nhai, muốn chấm dứt tình trạng bất tiện này thì có những cá nhân chọn phương pháp bọc răng sứ để khắc phục, vậy bọc răng sứ có hết móm không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nha.

boc-rang-su-co-het-mom-khong

Tình trạng răng móm là gì?

Răng móm, hay còn được biết đến với tên gọi “khớp cắn ngược,” là vấn đề khớp cắn không đồng đều, có thể có mức độ khác nhau, ảnh hưởng đến khả năng nhai và hình dáng của khuôn mặt. Điều dễ nhận thấy là hàm dưới phát triển quá nhiều, làm cho hàm trên bị đẩy vào trong và gây ra sự mất cân đối.

Không chỉ gây khó khăn trong việc phát âm và ăn uống, răng móm còn làm cho khuôn mặt trở nên không đều và mất đi tính thẩm mỹ, dẫn đến sự tự ti khi giao tiếp hàng ngày.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng móm, nhưng phổ biến nhất là do răng mọc lệch hoặc do cấu trúc xương hàm:

  • Răng móm do răng mọc lệch: Thông thường, răng mọc thẳng và hai hàm khớp với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, răng cửa hàm dưới phát triển quá mức và trỗi lên ngoài, hoặc răng cửa hàm trên phát triển chậm, dẫn đến sự không đồng đều giữa hai hàm.
  • Răng móm do cấu trúc xương hàm: Nguyên nhân này thường có tính bẩm sinh hoặc di truyền từ gia đình (bố mẹ, ông bà,…). Xương hàm dưới phát triển quá mức, khiến cho răng bị đẩy ra ngoài và không đồng đều so với xương hàm trên.

Vấn đề răng móm không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe mà còn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống và công việc. Do đó, việc tìm hiểu và áp dụng các phương pháp khắc phục răng móm một cách hiệu quả là điều mà nhiều người quan tâm đến.

Bọc răng sứ có hết móm không?

Bọc răng sứ là một trong những giải pháp có thể khắc phục được tình trạng răng móm, với thời gian hoàn thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng được và mang lại hiệu quả như mong muốn.

Cụ thể, bọc sứ chỉ khắc phục được vấn đề móm nếu nguyên nhân là do răng mọc không đều và móm ở mức độ nhẹ. Để thực hiện, bác sĩ sẽ mài cùi răng rồi điều chỉnh lại thế răng. Sau đó phục hình mão sứ lên trên và cân chỉnh lại cho đúng khớp cắn.

Còn với trường hợp răng móm ở mức độ nặng thì phải niềng răng mới có hiệu quả. Hoặc móm do xương hàm thì phải kết hợp phẫu thuật chỉnh hình xương hàm mới cải thiện triệt để được.

Để biết chính xác tình trạng của mình bọc răng sứ có hết móm không, khách hàng nên trực tiếp đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, chụp phim và tư vấn phương án điều trị hiệu quả nhất.

Các phương pháp thay thế bọc răng sứ để điều trị móm

Ngoài bọc răng sứ, niềng răng và phẫu thuật chỉnh hình xương hàm là 2 phương án thường được bác sĩ chỉ định để khắc phục răng móm hiệu quả.

  • Niềng răng: Là phương pháp phổ biến nhất để điều trị móm do răng. Niềng răng giúp dịch chuyển các răng về vị trí đúng, cải thiện sự cân đối của hàm răng và khớp cắn.
  • Phẫu thuật hàm: Đối với các trường hợp móm nặng do cấu trúc xương hàm, phẫu thuật hàm là giải pháp tối ưu để điều chỉnh lại khớp cắn và cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt.

boc-rang-su-co-het-mom-khong-2

Những lưu ý khi bọc răng sứ chữa móm

Để đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình bọc răng sứ cho răng móm, bạn cần tuân thủ những lưu ý sau để bảo vệ răng sứ và duy trì sức khỏe răng miệng tốt.

Trước khi bọc sứ răng móm

  • Cần cân nhắc và lựa chọn địa chỉ nha khoa khám và điều trị uy tín, đảm bảo đội ngũ Bác sĩ có tay nghề cao.

  • Tìm hiểu kỹ về các loại răng sứ phù hợp với tình trạng móm và khả năng tài chính của mình.

  • Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng kỹ để quá trình bọc răng sứ chữa móm thuận lợi, không bị trì hoãn hoặc kéo dài thời gian vì các bệnh lý nha khoa khác.

- Sau khi bọc sứ cho răng móm

  • Cần có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn đồ quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh vì điều này sẽ tác động trực tiếp vào răng sứ mới lắp.

  • Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường, cafe, coca hoặc hút thuốc lá vì có thể làm xỉn màu răng, gây mất hiệu quả thẩm mỹ.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, tối thiểu 2 lần/ngày bằng bàn chải đánh răng có lông mềm hoặc bàn chải điện.

  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước vệ sinh để loại bỏ thức ăn giắt vào răng, mảng bám trong kẽ răng mà không gây tổn thương đến nướu.

  • Tái khám định kỳ 6 tháng/lần để kiểm tra tình trạng răng và điều trị kịp thời những vấn đề răng miệng nếu có.

Tóm lại, bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ về việc bọc răng sứ có hết móm không và các phương pháp điều trị móm hiệu quả. Hy vọng các bạn sẽ lựa chọn phương án điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình. Nếu bạn còn thắc mắc hãy gọi ngay hotline 0898.909.333 để được tư vấn tận tình và miễn phí.

 

1/5 - (0 bình chọn)
ĐĂNG KÝ ĐỂ ĐƯỢC CHUYÊN GIA TƯ VẤN
*
GỬI THÔNG TIN Chú ý : (*) Quý khách vui lòng không để trống
ĐĂNG KÝ NGAY